Áo dài Việt Nam - giá trị và bản sắc

Thứ năm, 05/03/2020 18:36
(ĐCSVN) - Đã từ lâu, áo dài là một biểu tượng văn hóa gắn liền với hình tượng phụ nữ Việt Nam. Qua nhiều thời kỳ phát triển, tà áo dài không ngừng biến đổi nhưng vẫn đảm bảo tính truyền thống, góp phần tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, dịu dàng của những người phụ nữ Việt.

Nhằm tôn vinh giá trị của áo dài trong đời sống xã hội, khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy di sản văn hóa Việt Nam; lan tỏa các giá trị truyền thống của áo dài Việt đến người dân và bạn bè quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp tổ chức sự kiện “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam”, từ ngày 2/3 - 8/3/2020. Đây cũng là hoạt động kỷ niệm 90 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, và 110 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. 

 
 Nếu ở Hàn Quốc có trang phục truyền thống là Hanbook, Nhật Bản có quốc phục là Kimono thì áo dài là trang phục truyền thống tiêu biểu, in đậm bản sắc của Việt Nam.
 Theo các tài liệu nghiên cứu, từ 2000 năm trước khi Hai Bà Trưng giương lọng cưỡi voi, áo dài đã xuất hiện trong đời sống người Việt hay xuất hiện trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, Hòa Bình, Hoàng Hạ, thạp đồng Đào Thịnh. Sau này áo dài vẫn luôn là trang phục không thể thiếu của người Việt Nam.
 (Từ trái qua, thứ hai) Bộ y phục của Linh Nhân Hoàng Thái hậu (Nguyên Phi Ỷ Lan) triều Lý giai đoạn (1010-1225); Bộ y phục triều Trần giai đoạn (1225-1400) áo thứ ba; bộ y phục triều Lê Thế kỷ 17-18 (thứ tư), do nghệ nhân áo dài Lan Hương tái hiện.
 Y phục của Hoàng hậu Nam Phương, triều Nguyễn thế kỷ 19 – Vị Hoàng hậu cuối cùng của triều đại Phong kiến Việt Nam (mẫu áo dài tái hiện).
 Theo các nhà nghiên cứu, chiếc áo dài Giao Lãnh là kiểu áo sơ khai nhất của áo dài Việt Nam (mẫu áo giữa, tái hiện). Loại áo này khi mặc hai thân trước để giao nhau. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng buông. Phụ kiện đi kèm là chiếc nón ba tằm, quai thao.
 Mẫu áo dài tứ thân (1945-1950), hiện lưu giữ tại Bảo tàng phụ nữ Việt Nam, mang ý nghĩa tượng trưng cho 4 bậc sinh thành của hai vợ chồng.
 Đến thời vua Gia Long, áo ngũ thân xuất hiện. Trong ảnh (từ trái qua): Áo dài ngũ thân của bà Trương Liên Hương, Hàng Bông, Hà Nội may năm 1957 và áo dài của bà Phạm Thị Chúc, phố Hàng Đào (Hoàn Kiếm, Hà Nội) năm 1940-1950.
 Trong hành trình phát triển của tà áo dài Việt Nam, một cuộc cách tân quan trọng với áo dài đó là sự xuất hiện của áo dài Lemur, do họa sĩ Nguyễn Cát Tường sáng tạo, cải biến từ áo ngũ thân. Tiếp đó là mẫu áo dài áo dài Raglan, đến áo dài Lê Phổ cổ cao đây được xem là mẫu nguyên gốc của thiết kế áo dài Việt hiện nay.
 Mẫu áo dài của người Hà Thành những năm 1940-1970.
 Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ có sự biến đổi với nhiều kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến phá cách. Áo dài còn được biến chuyển thành áo cưới, áo cách tân…
 Nhưng dù thế nào thì chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo mà không trang phục nào mang lại được.
 Từ tà áo dài xưa đến những áo dài cách tân hiện đại hôm nay.

 Những cô gái Việt Nam cùng tà áo dài khoe sắc nắng trong tác phẩm của Nghệ sỹ nhiếp ảnh Hoàng Ngọc Thạch. Không đơn thuần là trang phục truyền thống, đến nay tà áo dài còn là một nét văn hóa nói lên nhân sinh quan và tinh thần Việt Nam.
Thế Dương (có sử dụng một số ảnh tư liệu của đồng nghiệp)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực