Bức tranh văn hóa Chăm đa sắc màu

Thứ bảy, 04/11/2017 11:23
(ĐCSVN) - Tết Katê - một lễ hội dân gian đặc sắc trong kho tàng văn hoá dân tộc Chăm (tỉnh Ninh Thuận) là dịp đồng bào sum họp, thực hiện các nghi thức tín ngưỡng thiêng liêng và trình diễn nền nghệ thuật dân gian giàu bản sắc.

Lễ hội Katê người Chăm (đạo Bà La Môn) tổ chức vào tháng 7 hàng năm (theo lịch Chăm) khoảng 25/9 - 25/10 dương lịch để tưởng nhớ các vị thần Pô Klong Garai, Pô Pôme... bày tỏ lòng kính trọng tới ông bà, tổ tiên. Lễ hội diễn ra trên không gian rộng lớn, lần lượt từ đền tháp đến làng rồi về từng gia đình tạo thành một hoạt động đa dạng, phong phú với sự tham gia sôi nổi của cộng đồng. Trong dịp này, người Chăm dọn dẹp nhà cửa, diện những bộ trang phục mới, thăm hỏi chúc nhau những lời tốt lành và vui chơi, giải trí sau một năm miệt mài lao động...

Trải qua chiều dài lịch sử, lễ hội Katê của đồng bào Chăm là tấm gương phản chiếu những sinh hoạt của cộng đồng, nơi hội tụ di sản văn hóa Chăm đồ sộ mà người Chăm tích lũy được trên hành trình lịch sử của mình.

 

Lễ hội Katê luôn gắn với các đền tháp cổ kính, nơi lưu giữ những giá trị kỹ thuật và mỹ thuật cao nhất của nền văn hoá Chăm.


Lễ hội gắn với nhiều lĩnh vực khác của văn hoá Chăm như: đồ cúng tế, y phục, nhạc cụ; những bài thánh ca, ca ngợi các vị anh hùng dân tộc có công với nước với dân.


Katê diễn ra trong ba ngày với hai phần Lễ và Hội. Trong phần Lễ có các nghi thức như: đón rước phục y, lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần, lễ mặc phục y cho tượng thần, đại lễ...


Tất cả các bước hành lễ, đều có thầy cả đọc kinh, thầy đàn, thầy hát mời gọi các vị thần về chứng giám dự lễ, bà bóng thì rót rượu, dâng lễ vật lên thần linh. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Chăm có khoảng hơn 30 bài hát trong lễ Katê tương ứng với lời mời hơn 30 vị thần.


.

Những nghi thức hành lễ thành kính, huyền bí đầy tính tâm linh, tạo nên nét riêng có của lễ hội Katê.


Khi điệu múa thiêng kết thúc phần Lễ thì ngoài tháp Chăm bắt đầu diễn ra phần Hội. Nét văn hóa đặc trưng vùng đất Ninh Thuận hấp dẫn với nhiều tầng văn hóa giao thoa và lôi cuốn.


Điệu múa rực rỡ của các vũ nữ Chăm.


Các điệu múa, làn điệu dân ca cộng hưởng với tiếng kèn Saranai, tiếng trống Paranưng, trống ginăng bập bùng... làm vui nhộn cả một vùng được kết thúc vào chiều tối ngày thứ hai của Lễ./.

 

N Phương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực