Cồng chiêng - thanh âm của đại ngàn Tây Nguyên

Chủ nhật, 17/05/2020 06:37
(ĐCSVN) - Sinh sống lâu đời trên vùng đất Tây Nguyên, đồng bào các dân tộc Ba Na, Ê Ðê, Cơ Tu, Mơ Nông, Gia Rai, Mạ... xem cồng chiêng là một báu vật, là tiếng nói mang tâm tư, tình cảm của mình, cũng là vật thiêng để giao tiếp với các đấng bậc thần linh...

Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Trong hành trình văn hóa của mình, loại hình văn hóa - nghệ thuật đặc sắc này ngày càng thể hiện những giá trị lớn lao, trở thành một nhịp cầu kết nối người dân ở mỗi bản làng, kết nối tình đoàn kết các dân tộc anh em trên mọi vùng miền đất nước và mời gọi bạn bè quốc tế đến tham quan, tìm hiểu về nền văn hóa đa sắc mầu của Tây Nguyên.

 Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và chủ thể của loại hình văn hóa đặc sắc này gồm nhiều dân tộc khác nhau như: Ba Na, Ê đê, Cơ Tu, Mơ Nông, Gia Rai...
 Những câu chuyện về loại hình văn hóa - nghệ thuật này luôn là đề tài hấp dẫn với giới nghiên cứu và cả những ai yêu thích khám phá về Tây Nguyên.
 Kiệt tác văn hóa của Tây Nguyên ẩn chứa và phô diễn các giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời của cộng đồng các dân tộc anh em.
 Với đồng bào Tây Nguyên, tiếng cồng chiêng theo con người từ lúc mới sinh ra cho đến lúc kết thúc đời người. Vì vậy, cồng chiêng có ở lễ đặt tên, lễ mừng lúa mới, lễ đâm trâu, lễ cầu mưa, lễ cưới, lễ mừng nhà mới, lễ bỏ mả...Và nó cũng là sợi dây thanh âm huyền bí kết nối con người với thế giới thần linh.
 Đồng bào Giẻ Triêng, tỉnh Kon Tum giới thiệu tục đâm trâu mừng nhà rông mới của dân tộc mình, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
 Mỗi tộc người ở Tây Nguyên có cách tổ chức dàn cồng chiêng khác nhau, cách chơi cũng khác nhau, thể hiện âm điệu thanh sắc không trùng nhau để nói lên bản sắc riêng của mình.
 Cộng đồng người M’Nông thể hiện văn hoá dân tộc mình qua các điệu dân ca, dân vũ vui tươi, phấn khởi, giàu chất trữ tình.
 Các giá trị văn hóa phi vật thể được diễn xướng hài hòa qua các điệu chiêng của người Gia Rai, tỉnh Gia Lai.
 Nghi thức trình tấu cồng chiêng trong Lễ mừng lúa mới của người Xơ Đăng,
huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.
Đồng bào dân tộc M’Nông, tỉnh Đắk Lắk đánh chiêng trong Lễ kết nghĩa anh em của người M’Nông và Ê-đê. 
 Bên những ché rượu cần,  nghệ thuật cồng chiêng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên hòa tấu lên những bản cồng chiêng đầy mê hoặc và quyến rũ lòng người như “Mừng lúa mới”, “Tạ ơn”, “Vui đón khách”, “Giữ khách ở lại chơi cùng”... Tất cả cùng hòa quyện tạo nên bức tranh văn hóa Tây Nguyên đa sắc mầu.
N Dương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực