Hát Xoan Phú Thọ - loại hình nghệ thuật đặc sắc

Thứ bảy, 05/11/2011 00:44

(ĐCSVN) - Hát Xoan là một di sản văn hóa phi vật thể quý giá, thuộc loại hình dân ca lễ nghi phong tục, với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng đất Phú Thọ.

Theo truyền thuyết dân gian vùng đất Tổ Phú Thọ, nghệ thuật hát Xoan có từ thời các vua Hùng dựng nước. Các làng Xoan gốc đều là những ngôi làng cổ nằm trên địa bàn trung tâm nước Văn Lang xưa, vì vậy hát Xoan còn bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa cổ. Đây cũng là loại hình âm nhạc có tính chuyên nghiệp, phản ánh trình độ, khả năng thụ hưởng văn hóa của người Việt.

Dưới đây là những hình ảnh về một đêm hát Xoan Phú Thọ được giới thiệu với công chúng tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam:

Phường hát Xoan là một tổ chức văn nghệ của làng, phần lớn là những người có quan hệ họ hàng với nhau. Hát Xoan là tiếng hát dâng thần linh, cầu chúc, khấn nguyện thần linh ban phúc cho dân làng...

Trong hát Xoan, múa và hát luôn đi cùng kết hợp với nhau,
dùng điệu múa minh họa nội dung cho lời ca

Hát đối giao duyên nam nữ giữa đào Xoan và trai làng

Hát múa mời rượu

Đứng đầu một phường Xoan là ông trùm phường - người dạy nghệ thuật hát Xoan, đồng thời là người tổ chức biểu diễn. Theo hầu ông trùm là các cô đào trẻ.

Hát tiều ngư canh mục - Còn gọi là mò cá, điệu múa hát của ước vọng sinh sôi

Các ông trùm trẻ tuổi được các nghệ nhân cao niên đào tạo hát Xoan từ nhỏ.

Và các cô đào Xoan cũng được đào tạo từ rất trẻ để phục vụ lễ hội làng.

Theo truyền thống, cứ mỗi độ xuân về, người dân Phú Thọ lại tổ chức hát Xoan,
 tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực