Huyền thoại “10 bông hoa thép” trên đất Lam Hạ ​

Thứ ba, 16/07/2019 18:59
(ĐCSVN) – Ở vùng đất Lam Hạ (Hà Nam), 10 cô gái dân quân anh hùng đã trở thành biểu tượng thiêng liêng, là “10 bông hoa thép” bất tử trong lòng người dân Lam Hạ.

Ký ức 50 năm - những vì sao không tắt

Nhắc đến địa danh Lam Hạ, là nhắc tới những ký ức không thể nào quên về một thời đạn bom khốc liệt trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Xã Lam Hạ xưa (nay là phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) là một trọng điểm giao thông quan trọng, trên tuyến đường huyết mạch từ hậu phương miền Bắc, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam, đã trở thành mục tiêu đánh phá ác liệt của kẻ địch.

Để bảo vệ thị xã Phủ Lý và những vùng lân cận, ngày 5/8/1965, Đại đội dân quân phòng không xã Lam Hạ được thành lập, gồm 87 người, là những thiếu nữ dân quân đã không sợ gian khó, không sợ hy sinh, chiến đấu kiên cường, góp phần bẻ gãy ý đồ của đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc. Trận địa pháo Lam Hạ năm xưa là tuyến phòng thủ vô cùng quan trọng, giữ cho giao thông thông suốt bởi cây cầu sắt bắc ngang sông Châu và một ga tàu lửa ở giữa thị xã Phủ Lý ngày ấy. 

Trong những ngày đầu cuộc chiến, các nữ dân quân tuổi đời từ 16 đến 24 của hai thôn Đình Tràng, Đường Ấm đã anh dũng chiến đấu và hy sinh ngay trên mâm pháo... 

Ở vùng đất Lam Hạ bây giờ, 10 cô gái anh hùng đã trở thành biểu tượng thiêng liêng, là “10 bông hoa thép” bất tử trong lòng người dân.

Đền thờ 10 nữ dân quân Lam Hạ nằm trong quần thể Đền Liệt sỹ tỉnh Hà Nam ở phường Lam Hạ.

Trong các cuộc kháng chiến cứu nước, Hà Nam đã có hàng nghìn liệt sỹ anh dũng hy sinh thân mình,
trong đó có 10 cô gái ở các thôn Đình Tràng, Đường Ấm, xã Lam Hạ.
Vị trí Đền thờ 10 cô gái Lam Hạ được xây trên chính nền ụ pháo chiến đấu oanh liệt năm xưa.
Các nữ dân quân pháo phòng không Lam Hạ ngã xuống vì nước ởđộ tuổi đôi mươi.
Cô Trương Thị Nhàn - Nguyên Trung đội trưởng Trung đội chiến đấu pháo thủ năm xưa đang kể về 10 cô gái Lam Hạ
trong niềm tự hào khôn xiết.
Những khẩu pháo chiến đấu của nữ dân quân Lam Hạ được trưng bày tại khuôn viên Đền Liệt sỹ Hà Nam.
Trường Tiểu học Lam Hạ - nơi từng đặt ụ pháo của trận địa pháo phòng không Lam Hạ.
Kỷ vật chiếc áo gối thêu dở dang của nữ dân quân Lam Hạ - liệt sỹ Nguyễn Thị Oánh
Cầu Phủ Lý (còn gọi là cầu Sắt) xưa là địa điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ
Địa điểm trận địa pháo phòng không Lam Hạ đã được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử cấp Quốc gia năm 2016.
Tên di tích được tạc đá, như nhắc nhở thế hệ sau đời đời ghi nhớ công lao của các anh hùng liệt sỹ,
trong đó có 10 cô gái Lam Hạ - “10 bông hoa thép” bất tử.

 

Kim Chiến

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực