Nét vàng son trên gốm Bát Tràng

Chủ nhật, 14/10/2018 10:05
(ĐCSVN) – Sự tiếp nối giữa truyền thống và hiện đại trên các sản phẩm gốm Bát Tràng hôm nay, người xem không chỉ thấy rõ tài năng, sức sáng tạo của các nghệ nhân, mà đó còn là sức sống mạnh mẽ của dòng gốm Bát Tràng trong lịch sử gốm sứ Việt Nam.


Cắt băng khai mạc Trưng bày “Sắc gốm Bát Tràng trong lòng Hà Nội”.

Trưng bày “Sắc gốm Bát Tràng trong lòng Hà Nội” diễn ra từ ngày 9 đến 22/10, do Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hội Gốm sứ Bát Tràng phối hợp tổ chức, đang thu hút công chúng tham quan, tìm hiểu những tinh hoa đặc sắc của dòng gốm Bát Tràng.

10 nghệ nhân làng gốm Bát Tràng có sản phẩm tham gia Trưng bày đều là những người có "bàn tay vàng", từng tham gia nhiều triển lãm, nhận được nhiều giải thưởng lớn và được phong tặng nghệ nhân Hà Nội như: nghệ nhân Trần Độ, Vũ Cường, Lê Văn Khánh, Trần Văn Khánh, Hà Văn Long, Phạm Đạt, Đỗ Tùng Mậu, Phạm Thế Anh, Trần Nam Tước, Nguyễn Danh Tú. Mỗi nghệ nhân gắn với thế mạnh từng dòng men khác nhau.

Tham quan Trưng bày, công chúng Thủ đô và du khách có dịp thưởng lãm trên 150 tác phẩm gốm sứ đặc sắc đó là những tinh hoa của dòng gốm Bát Tràng. Những sản phẩm này đã lưu dấu không chỉ ở trong nước mà vươn xa ra nhiều nước trên thế giới. Mỗi sản phẩm đều mang một vẻ đẹp riêng với sự tinh xảo, độc đáo.


Sự đa dạng và phong phú về loại hình, độc đáo về kiểu dáng, hoàn mỹ về màu sắc, tinh xảo về hoa văn trang trí trên các sản phẩm gốm Bát Tràng tái hiện quá khứ, tôn vinh đôi bàn tay vàng và lòng yêu nghề của các nghệ nhân tài hoa đã có công giữ hồn gốm cổ.


Các sản phẩm gốm của nghệ nhân Đỗ Tùng Mậu.


Nét vàng son trên những tác phẩm gốm độc đáo của nghệ nhân Phạm Văn Đạt. Tác phẩm gốm dát vàng là sự kết hợp tinh tế giữa dòng men lam cổ với vàng, biểu tượng của sự phú quý, mang lại giá trị văn hóa độc đáo và ý nghĩa trường tồn.


Dòng sản phẩm gốm phong cách mới của Bát Tràng, nét sáng tạo trong kỹ thuật chế tác sản phẩm đồng thời phản ánh sự kế thừa và phát triển tinh hoa các thế hệ đi trước của lớp nghệ nhân trẻ làng Bát Tràng.


Nhiều kỹ thuật thể hiện độc đáo mới lạ trên các sản phẩm gốm trưng bày.


Các sản phẩm của nghệ nhân gốm Trần Văn Độ, người được biết đến với hơn 50 năm gắn bó với nghề gốm, ông đã tạo dựng được được kho di sản gồm 70 bài men gốm, trong đó nhiều dòng gốm cổ quý của dân tộc, được ông nghiên cứu và phục dựng thành công.


.
.


Các sản phẩm gốm Bát Tràng thể hiện tài năng, óc sáng tạo của những nghệ nhân gốm sứ truyền thống.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên thăm quan các gian hàng trưng bày sản phẩm gốm của các nghệ nhân Bát Tràng. Có thể thấy sự hiện diện của dòng gốm Bát Tràng đã góp phần khẳng định sự kết nối các giá trị văn hóa Thủ đô, giữa truyền thống và hiện đại, giữa văn hóa vật thể và phi vật thể, đem đến cho du khách một hình ảnh về Thủ đô Hà Nội văn hiến giàu bản sắc.

NP

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực