Nghề "canh cửi" của người Mường

Thứ sáu, 06/07/2018 17:54
(ĐCSVN) - Nghề dệt vải đã hình thành từ rất lâu. Bất cứ người phụ nữ Mường nào đến tuổi trưởng thành cũng phải biết se bông, dệt vải phục vụ cuộc sống hàng ngày của gia đình. Để dệt những tấm vải, làm ra bộ trang phục, người phụ nữ Mường phải trải qua nhiều công đoạn vô cùng cầu kỳ.

Se lanh dệt vải không chỉ thể hiện sự khéo tay, chăm chỉ, mà đó còn là một trong những yếu tố để người Mường tại một số vùng núi cao phía Bắc đánh giá tài năng, sự tinh tế của người phụ nữ. Ngoài ra, dệt vải còn mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Mường.

Sự tiếp biến văn hoá trong xã hội hiện đại phần nào gây tác động tới văn hóa Mường, nhưng những phong tục tập quán, những giá trị cốt lõi của bản sắc văn hóa vẫn được nhiều phụ nữ dân tộc Mường gìn giữ.


Cây bông có một vai trò quan trọng đối với người Mường, là một nguyên liệu hữu dụng để dệt ra những tấm thổ cẩm,

mà từ xa xưa đến nay vẫn được người Mường ưa chuộng.


Bông được đưa vào khung quay, nối và xoắn lại thành từng cuộn trước khi đưa vào khung dệt.


Từ các nguyên liệu trong tự nhiên, người Mường đã dùng để tạo ra những gam màu đặc trưng của dân tộc mình.


Mỗi hoa văn, họa tiết trên mảnh vải thổ cẩm cũng có ý nghĩa riêng. Những tấm vải dệt ra

là thước đo sự kiên trì, tỉ mỉ của người phụ nữ Mường.


Các công đoạn cài mắc và dệt những hoa văn có độ phức tạp cao.


Cái khéo, cái đảm của người phụ nữ Mường thể hiện ở từng nét hoa văn, đường thêu,
con chỉ trên những tấm vải sặc sỡ sắc màu.


Từ những đường kim, mũi chỉ tinh tế, phụ nữ Mường làm ra những sản phẩm truyền thống 

 mang đầy đủ những yếu tố thẩm mỹ.


Các giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc của người Mường đã góp phần làm phong phú và đa dạng

cho vườn hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Thế Dương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực