Nghệ thuật dân gian trên "Búp bê Nhật Bản"

Thứ năm, 16/07/2020 18:08
(ĐCSVN) - 32 tác phẩm búp bê truyền thống Nhật Bản được giới thiệu tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (Quang Trung - Hà Nội) giúp người dân Việt Nam hiểu hơn về nghệ thuật dân gian, sự tài hoa của các nghệ nhân làm búp bê và nền văn hóa đa dạng của đất nước Mặt trời mọc.

Búp bê Nhật Bản xuất hiện sớm nhất dưới hình thức là những hình nộm trong các nghi lễ cổ xưa. Trải qua các thời kỳ phát triển búp bê dần chuyển thành món đồ chơi dân gian. Thời Edo (thế kỷ 17-19) là thời kỳ hoàng kim của búp bê Nhật Bản, búp bê được thiết kế rất kỳ công, nổi tiếng nhất là búp bê Edo, búp bê lchimatsu với khuôn mặt xinh đẹp và đôi mắt thủy tinh. Ngày nay, búp bê Nhật Bản phát triển đa dạng như: Búp bê lchimatsu, búp bê Hakota, búp bê bằng đất sét, búp bê mô phỏng các nhân vật trong kịch Noh hay Kabuki v.v...

Với người Nhật, chơi búp bê cũng giống như thưởng trà, búp bê không chỉ để trang trí, mà còn là một người bạn tâm tình, thể hiện tình cảm của chủ nhân. Do đó, người nghệ nhân làm búp bê phải có khả năng thổi hồn vào búp bê, để nó hàm chứa vốn văn hóa truyền thống. Vì vậy, chế tác búp bê tại Nhật Bản nâng tầm lên là nghệ thuật dân gian.

Để hoàn thiện một con búp bê thường có 20-30 người thợ tài hoa, chuyên trách từng công đoạn khác nhau như đầu búp bê, tóc, vẽ nét trên khuôn mặt, thân hình, tay, kimono, mắt thủy tinh... Thời gian hoàn thành một con búp bê từ vài tháng cho tới vài năm. Những con búp bê xinh đẹp là những sứ giả giúp thế giới thêm hiểu và quý trọng những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước này.

 Búp bê truyền thống Nhật Bản là sự phản ánh tập tục văn hóa, nguyện vọng của người dân cũng như quan niệm tín ngưỡng riêng biệt đã được phát triển qua nhiều thế kỷ dưới các loại hình khác nhau.
 Vì ý nghĩa tôn giáo mà các bà, các mẹ người Nhật từ thế kỷ 11 đã có niềm tin rằng búp bê sẽ bảo vệ cho con họ.
Ngày Lễ Búp bê Nhật Bản, diễn ra ngày 3 tháng 3, theo truyền thống các gia đình Nhật Bản
 Búp bê Gosho từ gỗ cây liễu với đặc trưng, người Nhật hay tặng nhau búp bê này với ý nghĩa sang trọng, sung túc.
 Trang phục cô dâu mang những sắc thái biểu cảm và cử chỉ, thể hiện sự tài tình của những nghệ nhân làm búp bê Nhật Bản.
 Búp bê Musha (Thiên hoàng Jinmu) gắn với hình tượng những vị tướng lĩnh nổi tiếng, những nhân vật truyền thuyết bảo vệ người dân Nhật Bản.
 Vẻ đẹp cổ điển của các thiếu nữ Nhật xưa trong búp bê gỗ Kimekomi.
 Đồ chơi dân gian còn thể hiện hình tượng đại diện cho các giai tầng trong xã hội Nhật Bản với các bộ trang phục, màu sắc hoa văn khác nhau.
 Búp bê Teru Bozu bằng vải để treo trước cửa sổ với tín ngưỡng cầu mong cho thời tiết mưa thuận gió hòa.
 Trang phục nhiều loại búp bê được thiết kế với các họa tiết đặc biệt như hoa anh đào, con sếu hoặc các họa tiết tiêu biểu khác của Nhật Bản.
 Nhân vật ông già trong kịch Noh.
Triển lãm trưng bày 32 tác phẩm búp bê truyền thống, mỗi loại búp bê mang những ý nghĩa khác nhau về đời sống, tư tưởng người Nhật. 
 Triển lãm do Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức đang diễn ra tại 27 Quang Trung (Hoàn Kiếm, Hà Nội) kéo dài đến hết ngày 10/8/2020.
N.Phương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực