Sửa đổi Luật BVMT: Thiết lập khung pháp lý dài hạn cho công tác bảo vệ môi trường

Thứ năm, 12/09/2019 15:47
(ĐCSVN) – Việc sửa đổi Luật nhằm thiết lập một khung pháp lý dài hạn, phù hợp cho công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong giai đoạn mới; đạt được các mục tiêu Phát triển bền vững theo định hướng và chủ trương của Đảng và Nhà nước…

Ông Nguyễn Văn Tài – Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Khương Trung)

Ngày 12/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường được sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tổ chức Hội thảo tham vấn đối tác quốc tế về các định hướng chính sách lớn trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Theo Bộ TN&MT, Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) Việt Nam được Quốc hội thông qua vào ngày 23/06/2014. Trải qua hơn 5 năm từ khi được thông qua và có hiệu lực đến nay, việc triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần to lớn vào việc quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn này.

Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều vấn đề về suy thoái, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, cải thiện an sinh xã hội, công tác bảo vệ môi trường luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo. Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 622/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững bao gồm 17 mục tiêu phát triển bền vững và 115 mục tiêu cụ thể đặt ra cho Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2030 trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường.

Việc sửa đổi Luật nhằm thiết lập một khung pháp lý dài hạn, phù hợp cho công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong giai đoạn mới; đạt được các mục tiêu Phát triển bền vững theo định hướng và chủ trương của Đảng và Nhà nước…

Theo ông Nguyễn Văn Tài – Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, cần sửa đổi, bổ sung quy định về khung chính sách môi trường, các định hướng, tiếp cận bảo vệ môi trường. Cụ thể, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, quy chuẩn kỹ thuật, phân vùng môi trường, kiểm soát nguồn ô nhiễm, quản lý chất thải rắn, quản lý chất lượng môi trường, quản lý cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái tự nhiên, cải thiện chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, ứng phó với BĐKH, các công cụ hành chính – kỹ thuật, các công cụ kinh tế, nguồn lực, trách nhiệm BVMT.

Theo ông Nguyễn Văn Tài, cần phân vùng môi trường theo các vùng nhạy cảm cao, nhạy cảm và ít nhạy cảm để định hướng các hoạt động phát triển phù hợp với chức năng, mức độ nhạy cảm, khả năng chịu tải của môi trường…

Gợi ý về Kinh tế tuần hoàn trong Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), các đại biểu quốc tế đưa ra các vấn đề rà soát lại định nghĩa về chất thải, nhiều nước trên thế giới hiện đang sử dụng định nghĩa về chất thải của công ước Basel; Đề xuất đưa ra tiêu chuẩn tối thiểu cho các loại chất thải khác nhau như giấy nên được tái chế; chất thải hữu cơ nên được ủ; chất thải hỗn hợp nên được đốt; đề nghị xem xét đưa nội dung về kinh tế tuần hoàn vào Luật Bảo vệ môi trường và lồng ghép với quản lý chất thải; cấm sử dụng một số vật liệu trong các sản phẩm cụ thể; loại bỏ cơ sở hạ tầng…

BL

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực