Thúc đẩy quan hệ hữu nghị tốt đẹp Việt Nam - Nê-pan

Thứ năm, 09/05/2019 15:57
(ĐCSVN) - Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nê-pan K P Xác-ma Ô-li (K P Sharma Oli) và Phu nhân tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam và dự Đại lễ Vesak Liên hợp quốc từ ngày 9-12/5/2019.
Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nê-pan K P Sharma Oli. 

Chuyến thăm chính thức Việt Nam và dự Đại lễ Vesak Liên hợp quốc của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nê-pan K P Sharma Oli diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Nepal phát triển thuận lợi, đặc biệt là hợp tác kênh đảng; hợp tác kinh tế - thương mại gần đây có nhiều khởi sắc.

Đảng Cộng sản Nê-pan cầm quyền, hợp nhất từ Đảng Cộng sản Nê-pan Mác-xít Lê-nin-nít Thống nhất (CPN-UML) và Đảng Cộng sản Nê-pan Mao-ít Trung tâm (CPN-MC), Đảng Quốc Đại Nê-pan (NC), và một số đảng nhỏ như Đảng Vì Nhân dân Nê-pan (RJP-N), Đảng Diễn đàn Xã hội Liên bang Nê-pan (FSF-N)… Hiến pháp dân chủ đầu tiên ban hành ngày 20/9/2015.

Việt Nam và Nê-pan thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 15/5/1975. Việt Nam có quan hệ tốt với Nê-pan. Chính phủ liên minh cánh tả mới gồm đảng CPN-UML và CPN-MC sẽ thuận lợi hơn cho quan hệ song phương hai nước, vì ta có quan hệ tốt với cánh tả, đặc biệt đảng CPN-UML. Các chuyến thăm/ trao đổi cấp cao còn ít, tuy nhiên hợp tác kênh đảng rất tốt. Trao đổi đoàn cấp bộ, địa phương được duy trì.

Về phía Việt Nam thăm Nê-pan có: Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương Phạm Thị Hải Chuyền thăm và dự Đại hội VIII của Đảng CPN-UML (02/2009); Phó Trưởng Ban Đối ngoại Phạm Xuân Sơn (3/2010); Phó Trưởng Ban Đối ngoại Nguyễn Huy Tăng (4/2014); Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Trần Đắc Lợi tham dự ĐH IX Đảng CPN-UML (7/2014); Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang (5/2014), Chánh án Tòa án Tối cao Nguyễn Hòa Bình (11/2017), Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội (3/2019).

Về phía Nê-pan thăm Việt Nam có: Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Du lịch, Hàng không (12/2004); Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã (1/2009); Chánh án Tòa án Tối cao (11/2009); Bộ trưởng Thương mại (3/2017). Lãnh sự Danh dự Việt Nam tại Nê-pan Tiến sĩ Rajesh Kazi Shrestha thăm Việt Nam (4/2018). Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ ta đã gặp Thủ tướng Nê-pan K P Sharma Oli bên lề Hội nghị WEF Davos (01/2019).

Việt Nam viện trợ cho Nê-pan 50 nghìn USD để khắc phục hậu quả vụ động đất năm 2015. Nê-pan cũng tích cực giúp đỡ Việt Nam trong công tác bảo hộ cứu trợ công dân.

Hai bên đang thúc đẩy ký Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ và lập cơ chế tham vấn song phương giữa hai Bộ Ngoại giao. Hội Hữu nghị Việt Nam - Nepal được thành lập tháng 9/2014. Lãnh sự danh sự Việt Nam tại Kathmandu được lập tháng 10/2016.

Hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Nê-pan còn rất khiêm tốn. Tính đến tháng 9/2018, kim ngạch hai chiều đạt khoảng 38 triệu USD (năm 2017 đạt 47 triệu USD), trong đó chủ yếu là Việt Nam xuất siêu (hạt tiêu và các sản phẩm chất dẻo), nhập khẩu với số lượng rất ít nguyên liệu dệt may, da và giày. Tổng Công ty Viettel đang nghiên cứu khả năng đầu tư viễn thông vào Nê-pan. Nê-pan cử đoàn doanh nghiệp tham dự Hội chợ Triển lãm hàng xuất khẩu (4/2018) và tổ chức xúc tiến du lịch, đầu tư tại TP.Hồ Chí Minh (3/2019).

Hai nước ủng hộ nhau và phối hợp tốt tại các diễn đàn đa phương và quốc tế. Nê-pan đã ủng hộ Việt Nam có nền kinh tế thị trường (10/2014), ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền (11/2013), ECOSOC (2016-18) và Ủy viên không thường trực HĐBA/LHQ (2020-2021). Việt Nam ủng hộ Nê-pan vào Hội đồng Nhân quyền LHQ (2018-2020).../.

Mạnh Hùng

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực