Diễn tập vận hành Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn (Đà Nẵng)

Thứ sáu, 14/08/2020 20:46
(ĐCSVN) – Chứng kiến buổi diễn tập trước khi chính thức đón nhận bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn (Đà Nẵng) chiều 13/8, phóng viên ghi nhận tinh thần làm việc nghiêm túc, thể hiện quyết tâm vận hành Bệnh viện an toàn, hiệu quả.
 Tham gia buổi diễn tập, ngoài bộ phận điều hành Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn (do Sở Y tế Đà Nẵng chỉ đạo), còn có hơn 100 bác sỹ, 300 điều dưỡng sẽ trực tiếp làm việc tại đây cùng hơn 250 sinh viên là các tình nguyện viên đến từ Trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng.
 Buổi diễn tập tập trung xử lý 5 tình huống liên quan đến việc đón tiếp, phân luồng bệnh nhân đến việc chuyển bệnh nhân đến khu vực điều trị và xử lý các tình huống y tế trong cấp cứu, chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân COVID-19 khi nhập viện tại đây.

 Theo kịch bản được Bộ Y tế thống nhất, các chuyên gia từ Khoa cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai sẽ chỉ huy và hướng dẫn các bộ phận, ê kíp làm việc tại Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn nắm thành thục quy trình phối hơp trong xử lý, giải quyết tình huống khi có bệnh nhân COVID-19 nhập viện.

 Theo đó, các y bác sỹ (nòng cốt là Bệnh viện Đà Nẵng) và các bệnh viện từ các địa phương trong cả nước chi viện cho Đà Nẵng được Sở Y tế Đà Nẵng phân công làm việc tại đây yêu cầu trước tiên là sử dụng thành tạo công nghệ, máy móc chẩn đoán, điều trị bệnh cho bệnh nhân.
 Đáp ứng yêu cầu trên, các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai đã hướng dẫn  khá chi tiết thao tác sử dụng máy móc, các phần mềm liên quan cho các y bác sỹ ở từng bộ phận chức năng khi Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn chính thức vận hành, đón nhận bệnh nhân.


 Quy trình tiếp nhận, đo thân nhiệt và sàn lọc bệnh nhân ngay từ đầu. Đây là yêu cầu đặt ra tại buổi diễn tập đối với lực lượng tình nguyện viên.
Cùng với yêu cầu trên, tình nguyện viên phải nắm vững quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin y tế của bệnh nhân và hướng dẫn, đưa bệnh nhân đến khu vực điều trị phù hợp.
 Tình nguyện viên sử dụng xe lăn đưa bệnh nhân đến khu vực lấy mẫu xét nghiệm bằng lối đi riêng (mỗi đối tượng bệnh nhân nặng hay nhẹ phải đi bằng lối đi riêng) để không ảnh hưởng đến bệnh nhân đang điều trị hoặc không đi vào đường vận chuyển các ca cấp cứu.
Tình huống xử lý bệnh nhân khó thở, SPO2 92% vừa được vận chuyển vào khu cấp cứu.
 Tình huống xử lý yêu cầu chụp XQ và đo nhịp tim để sàng lọc bệnh nhân trước khi quyết định phác đồ điều trị cho bệnh nhân nặng.
Đình Tăng

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực