GPP Cà Mau đón dòng khí đầu tiên

Thứ sáu, 17/03/2017 16:32
(ĐCSVN) – Hòa chung vào không khí chào mừng Tháng Thanh niên, tập thể cán bộ, công nhân viên nói chung và tuổi trẻ Công ty Khí Cà Mau (KCM) nói riêng tích cực lập nhiều thành tích, đặc biệt là sự kiện đón dòng khí đầu tiên của Nhà máy Xử lý Khí Cà Mau (GPP Cà Mau) vào ngày 12&13/3 vừa qua.

Bất chấp cái nóng hanh khô của Cà Mau những ngày này, đội ngũ các chuyên gia, kỹ sư, công nhân KCM vẫn làm việc hăng say, nhiệt huyết trên công trường GPP Cà Mau.

Trong những ngày này, không khí làm việc tại công trường càng thêm khẩn trương, mọi công tác chuẩn bị được các bên Ban quản lý Dự án (BCM) - tổng thầu POSCO Engineering (PEN) - PTSC phối hợp thực hiện ngày đêm để công tác đón dòng khí đầu tiên diễn ra an toàn và thành công.

Toàn cảnh khu công nghệ chính GPP Cà Mau (Ảnh: T.N)

Công tác chuẩn bị được tổ chức hết sức kỹ lưỡng và đến nay đã hoàn thành ở nhiều hạng mục quan trọng như: Hoàn thành tiến độ lắp đặt cơ khí, xây dựng; Thử hệ thống công nghệ bằng khí nitơ, khắc phục các điểm rò rỉ; Kiểm tra chức năng các hệ thống; Hoàn thành chạy thử các hệ thống phụ trợ; Tiếp tục chạy thử hệ thống xử lý nước thải của nhà máy...

Song song đó, nhà thầu PEN/UOP cũng tiếp nhận Punch List và khẩn trương khắc phục, xử lý các điểm tồn tại trong quá trình lắp đặt, thi công; Hoàn thành phê duyệt phương án phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho dự án trong giai đoạn khởi động, chạy thử; Hoàn thành phê duyệt quy trình phối hợp các bên; Tổ chức diễn tập phương án PCCC; Kiểm tra đánh giá điều kiện an toàn trước khi đón dòng khí đầu tiên.

Ngoài ra, để chủ động trong việc tiếp nhận nhà máy, KCM cũng cử thêm các kỹ sư tham gia cùng PEN trong giai đoạn đón dòng khí đầu tiên và chạy thử bao gồm 16 người tham gia các nhóm hỗ trợ chạy thử và nhóm lắp đặt, tiền chạy thử. Quá trình làm việc trực tiếp cùng các chuyên gia của PEN/UOP sẽ giúp CBCNV Công ty KCM nắm vững hệ thống để phục vụ cho việc bảo dưỡng sửa chữa, xử lý sự cố cũng như tích lũy kinh nghiệm vận hành.

Chạy thử hệ thống cứu hỏa GPP Cà Mau (Ảnh: T.N)

Công tác đào tạo công nghệ cho lực lượng vận hành GPP Cà Mau cũng dần hoàn tất. Bên cạnh đó, các phòng, bộ phận của KCM đã tổ chức các hội thảo phối hợp chuẩn bị tiếp nhận GPP Cà Mau, với nội dung: Rà soát, đề xuất giải pháp cho các vấn đề kỹ thuật và công nghệ phát sinh của nhà máy; Phương án phối hợp trong thời gian đón dòng khí đầu tiên và chạy thử nhà máy; Quy chế phối hợp và phân định trách nhiệm giữa các bên khi GPP Cà Mau đi vào hoạt động; Công tác quản lý kho, phương án bố trí các vật tư của GPP Cà Mau. Chuẩn bị cho việc tiếp nhận các vật tư dự phòng từ BCM; Quản lý an ninh, nội quy khi vào khu vực nhà máy.

Có thể thấy, đây cũng là công trình đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của CBCNV Công ty KCM trong quá trình nghiên cứu, tiếp nhận vận hành các dự án mới, minh chứng rõ nét nhất cho tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân vào những nhiệm vụ khó khăn để thử sức và trải nghiệm.

Sau một chặng đường dài xây dựng và chuẩn bị, ngày 13/3/2017 được đánh dấu vào lịch sử phát triển của ngành Công nghiệp Khí với sự kiện được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PV GAS đón đợi và âm thầm nỗ lực lao động ngày đêm: Đón dòng khí đầu tiên của Nhà máy Xử lý Khí Cà Mau (“First Gas-in” GPP Cà Mau) an toàn và thành công.

Được biết, GPP Cà Mau được xây dựng sát cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau, thuộc xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau với 100% vốn đầu tư từ Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS). Việc xây dựng GPP Cà Mau là một phần trong trong Chiến lược Phát triển ngành Dầu khí Việt Nam định hướng đến năm 2025. Dự án bao gồm việc đầu tư xây dựng nhà máy xử lý khí công suất 6,2 triệu m3 khí/ngày cùng hệ thống kho có sức chứa 8.000 tấn LPG, 3.000 m3 condensate và hệ thống cảng xuất sản phẩm lỏng tại Khu công nghiệp Khánh An, xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.

Để chuẩn bị cho nhiệm vụ dẫn khí này, từ năm 2016, những ngày đầu năm 2017 mà đặc biệt khi bước vào tháng 3, đội ngũ các chuyên gia, kỹ sư, công nhân viên Ban Quản lý Dự án GPP Cà Mau (BCM), Công ty Khí Cà Mau (KCM), các đơn vị liên quan trong PV GAS, Tổng thầu EPC và các đối tác của dự án đã làm việc hăng say, nhiệt huyết trên công trường, hoàn thành công trình với chất lượng tiêu chuẩn.

Công trình sớm hoàn thành và đưa vào hoạt động sẽ giúp PV GAS thực hiện đúng mục tiêu chiến lược: Đóng vai trò chủ đạo trong công nghiệp khí trên toàn quốc và phát triển ra thị trường quốc tế; nâng cao giá trị của khí tự nhiên từ cụm mỏ PM3-CAA; góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt LPG tại thị trường Việt Nam, giảm lượng LPG phải nhập khẩu hàng năm; đóng góp thêm cho ngân sách địa phương.                            

HA.NV

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực