Hội nghị Lâm nghiệp thế giới 2015 đặt ra tầm nhìn dài hạn cho tương lai rừng

Thứ năm, 17/09/2015 21:05

(ĐCSVN) - Rừng trên thế giới cần được nhìn nhận "không chỉ là cây" bởi rừng có tiềm năng lớn đóng vai trò quyết định trong việc chấm dứt nạn đói, cải thiện sinh kế và chống biến đổi khí hậu. Đó là kết luận của Hội nghị Lâm nghiệp thế giới 2015 vừa mới đây tại Durban, Nam Phi. Hội nghị cũng là nơi người dân địa phương khu vực Châu Á được các chính phủ, các bên liên quan về rừng lắng nghe.

Sau một tuần tranh luận, Hội nghị lớn nhất trong thập kỷ qua về rừng đã đặt ra tầm nhìn tới năm 2050 về rừng và lâm nghiệp và thông qua Tuyên bố Durban. Theo đó, các khu rừng trong tương lai được xem là "nền tảng" đối với an ninh lương thực và cải thiện sinh kế.

 

 Rừng xen kẽ với nương rẫy cà phê tại khu vực Tây Nguyên Việt Nam (Ảnh: HNV)


Theo tuyên bố Durban, rừng và cây cũng cần phải được tích hợp với các mục đích sử dụng đất khác như nông nghiệp để giải quyết nguyên nhân của nạn phá rừng và xung đột về đất đai.

Cuối cùng, bên cạnh các giải pháp khác cho môi trường, quản lý rừng bền vững phải được xem là "giải pháp cần thiết" để chống biến đổi khí hậu, tối ưu hóa khả năng hấp thụ và lưu trữ carbon.

Tầm quan trọng của đầu tư và hợp tác

Tuyên bố chung đã đưa ra một loạt các hành động cần thiết để thực hiện tầm nhìn trên, bao gồm đầu tư hơn nữa cho giáo dục về rừng, truyền thông, nghiên cứu và tạo ra việc làm, đặc biệt là cho những người trẻ.

Tuyên bố cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc thiết lập đối tác giữa rừng, nông nghiệp, tài chính, năng lượng, nước và các khu vực khác, và sự tham gia mạnh mẽ của người dân bản địa và cộng đồng địa phương.

Gần 4.000 đại biểu từ 142 quốc gia đã tham dự Hội nghị, bao gồm các đại diện xã hội dân sự, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các trường đại học và khu vực tư nhân cũng như sự tham gia của 30 bộ trưởng và thứ trưởng.

Thông điệp về các Mục tiêu Phát triển Bền vững

Trong một thông điệp gửi Hội nghị cấp cao về Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc nhóm họp vào cuối tháng 9 này ở New York để thông qua chương trình phát triển đến năm 2030, Hội nghị đã nhấn mạnh rừng là yếu tố rất quan trọng để đạt được 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

Thông điệp đó nêu rõ, trong khi mục tiêu phát triển bền vững thứ 15 (SDG 15) đã chỉ ra nhu cầu phát triển bền vững rừng, cây rừng cũng là một chìa khóa để đạt được các mục tiêu khác như mục

tiêu về xóa nghèo, an ninh lương thực, thúc đẩy nông nghiệp bền vững và đảm bảo năng lượng bền vững cho mọi người trong số 16 mục tiêu còn lại.

Thông điệp về biến đổi khí hậu

 

 Cần kiên quyết ngăn chặt nạn chặt phá rừng (Ảnh minh họa. Tác giả: HNV)


Hội nghị cũng ban hành một thông điệp gửi tới Hội nghị các bên (COP) để trình lên Hội nghị Khung về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc, dự kiến nhóm họp tại Paris vào tháng 12 năm 2015 để tiến tới một thỏa thuận mới về biến đổi khí hậu toàn cầu.

Trong đó, ghi nhận, biến đổi khí hậu là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các hành tinh, rừng và con người phụ thuộc vào rừng. Tuy nhiên, phản ứng đồng thời của các quốc gia đối với biến đổi khí hậu có thể làm nảy sinh những cơ hội mới cho rừng, chẳng hạn như thêm nguồn tài trợ và hỗ trợ chính trị cho quản trị rừng.

Các đại biểu tham dự hội nghị đã đề nghị các hành động bao gồm tăng cường sự hiểu biết giữa các chính phủ và các bên liên quan khác về cả thách thức và cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại.

Rừng và kế hoạch hành động về nước

Hội nghị cũng đã chứng kiến sự ra mắt của một kế hoạch hành động quốc tế về nước và những khu rừng 5 năm tuổi để nhận thấy vai trò của cây và rừng trong việc duy trì chu trình của nước, và để đảm bảo quản lý phù hợp một trong những nguồn nước ngọt lớn nhất thế giới.

Hội nghị Lâm nghiệp thế giới được tổ chức sáu năm một lần. Với chủ đề Rừng và Con người: Đầu tư cho một tương lai bền vững, sự kiện năm nay do Cộng hòa Nam Phi tổ chức với sự hỗ trợ kỹ thuật của FAO là Hội nghị đầu tiên diễn ra trên đất Châu Phi kể từ khi thành lập vào năm 1926.

Tại Hội nghị, đại diện của Việt Nam cho biết, ở Việt Nam, người dân có quyền sử dụng đất hợp pháp thông qua Sổ đỏ. Điều này giúp dân bảo vệ rừng và người ngoài không thể chặt cây của họ. Việc làm này cũng góp phần giúp người dân thoát nghèo. Tuy nhiên, để thực sự đạt tới sự bền vững trong quản lý và phát triênr rừng ở Việt Nam đòi hỏi một nguồn lực phù hợp và một kế hoạch về các khu vực cần bảo vệ, kinh doanh, trồng mới.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực