Phát triển hạ tầng thông qua phương thức đầu tư PPP

Thứ sáu, 17/01/2020 17:43
(ĐCSVN) – Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện nay Việt Nam rất khó huy động vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng, do đó, ngân sách nhà nước phải dành 5,7% GDP để đầu tư cơ sở hạ tầng, cao nhất ở Đông Nam Á và cao hơn Ấn Độ. Vì vậy, Việt Nam cần có những giải pháp thu hút đầu tư tư nhân nhằm giúp thu hẹp khoảng cách về cơ sở hạ tầng với các quốc gia khác.

Trong bối cảnh nguồn ngân sách còn hạn hẹp, việc kêu gọi vốn tư nhân đầu tư tham gia là một trong những giải pháp nhằm gia tăng nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện nay Việt Nam rất khó huy động vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng, do đó, ngân sách nhà nước phải dành 5,7% GDP để đầu tư cơ sở hạ tầng, cao nhất ở Đông Nam Á và cao hơn Ấn Độ. Vì vậy, Việt Nam cần có những giải pháp thu hút đầu tư tư nhân nhằm giúp thu hẹp khoảng cách về cơ sở hạ tầng với các quốc gia khác.

Diễn đàn kinh tế Thế giới công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017-2018, theo đó Việt Nam xếp thứ 79 trong số 137 quốc gia trên thế giới về chất lượng cơ  sở hạ tầng nói chung. Chỉ có 20% đường bộ của Việt Nam được trải nhựa, thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ và Indonesia.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ước tính nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam sẽ vào khoảng 480 tỷ USD trong giai đoạn 2017-2030. Tuy nhiên, hiện nay nguồn vốn dành cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng chủ yếu sử dụng ngân sách nhà nước. Trong khi đó, quy mô nền kinh tế còn chưa lớn, khả năng tích lũy hạn chế dẫn đến việc duy trì đầu tư ở mức độ cao cho kết cấu hạ tầng ảnh hưởng đến bảo đảm cân đối vĩ mô, đến phát triển chung của toàn nền kinh tế. Đồng thời, việc đầu tư lớn cho kết cấu hạ tầng dẫn đến gây áp lực đối với trần nợ công cao; việc tiếp cận các nguồn vốn vay giá rẻ như ODA giảm cũng gây áp lực lên vấn đề nợ công.

Vì vậy, các chuyên gia cho rằng sử dụng hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) được xem là giải pháp hiệu quả để phát triển hạ tầng cũng như trong các lĩnh vực: giáo dục, đào tạo, dạy nghề, văn hóa, thể thao... trong bối cảnh nguồn ngân sách còn hạn hẹp hiện nay.

Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư của cả xã hội là rất lớn, trong khi vốn đầu tư của Nhà nước lại có giới hạn. Không chỉ giải quyết vấn đề về vốn, cơ chế PPP sẽ giải quyết được cả việc quản lý chất lượng công trình sau đầu tư. Vì vậy, việc sẵn sàng mở cửa và tiếp cận những nguồn vốn lớn, những nhà đầu tư tiềm năng theo một cơ chế hợp lý là vấn đề phải đặt ra trong lúc này.

Thực tế, thời gian qua Việt Nam cũng đã “mở cửa” kêu gọi vốn đầu tư tư nhân vào các dự án cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, việc gọi vốn vẫn còn hạn chế. Theo số liệu thống kê của Bộ KH&ĐT, đến nay Việt Nam đã thu hút được khoảng 150 dự án đầu tư theo hình thức PPP, không tính các công trình đầu tư theo hình thức BT (hợp đồng xây dựng - chuyển giao), với tổng mức đầu tư trên 1 triệu tỷ đồng (khoảng 50 tỷ USD).

Do đó, việc cải cách thủ tục hành chính để cải thiện môi trường đầu tư, thu hút nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng vẫn đang  là một thách thức lớn đối với các cơ quan Chính phủ.

Các chuyên gia đến từ WB cho biết, các thị trường mới nổi đã sử dụng PPP để thực hiện những dự án đầu tư cơ sở hạ tầng. PPP huy động vốn từ khu vực tư nhân và mang lại nhiều lợi ích. PPP cho phép các chính phủ đầu tư hình thành các tài sản khu vực công, đồng thời tránh được những khoản chi ngân sách lớn, trả trước. Ví dụ, hiện nay Thái Lan chi hơn 1% GDP để đầu tư cơ sở hạ tầng; Malaysia gần 2%; Phlipin hơn 2%; Indonesia gần 3%, trong khi đó, Việt Nam dành đến 5,7% GDP đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa (Ảnh: V.H)

Theo đánh giá của WB, cơ hội đầu tư vào các dự án PPP có thể khuyến khích và phát triên thị trường tài chính Việt Nam, cả bằng vốn vay ngân hàng và sử dụng tiềm năng thị trường vốn, thông qua việc thu hút các nguồn vốn đầu tư khác nhau, tận dụng chuyên môn vè tài chính và khuyến khích đổi mới, sáng tại tại Việt Nam.

Khi sử dụng được nguồn vốn tư nhân trong nước, chính phủ không phải hỗ trợ về mức độ sẵn có của ngoại tệ, khả năng chuyển đổi và tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, WB cho rằng bên cạnh ưu điểm đó, việc huy động nguồn vốn trong nước tạo ra những hạn chế trong việc thẩm định dự án cơ sở hạ tầng để có thể tài trợ mà không cần bảo đảm. Cùng với đó, sẽ hạn chế cạnh tranh với các đơn vị phát triển trong nước nhiều kinh nghiệm đã tìm được ngân hàng sẵn sàng hỗ trợ các đề xuất của họ. Ngoài ra, các dự án lớn có thể vượt quá khả năng cấp vốn của thị trường trong nước.

Trong khi đó, nguồn vốn PPP từ nước ngoài sẽ tiếp cận được đến nhiều tổ chức tín dụng lớn hơn và chuyên sâu hơn, có thể đảm nhận được các dự án lớn; Giảm toàn bộ chi phí tài chính nhờ lãi suất USD thấp. Việc cạnh tranh giữa các nhà đầu tư nước ngoài cũng giúp Việt Nam quản lý tài khoá tốt hơn./.

M.P

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực