Thị trường TPCP kênh huy động vốn quan trọng cho ngân sách nhà nước

Thứ năm, 08/03/2018 14:12
(ĐCSVN) – Từ năm 2009, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đã (HNX) được giao tổ chức thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) sau một vài năm nghiên cứu. Chỉ sau hơn 8 năm hoạt động, thị trường TPCP đã phát triển lớn mạnh về tầm vóc và phát huy hiệu quả vai trò là kênh huy động vốn hiệu quả cho ngân sách nhà nước, tạo thêm nhiều hàng hóa cho thị trường chứng khoán nói chung, TTTP nói riêng.
Ảnh minh họa (Ảnh:M.P)


Trên thị trường sơ cấp, từ năm 2009 đến 2/2018, tổng khối lượng vốn huy động qua kênh đấu thầu đạt 1,5 triệu tỷ đồng với lãi suất huy động thấp hơn từ 0,8-1,5%/năm so với lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng thương mại, góp phần làm giảm chi phí vay cho ngân sách nhà nước.

Trước năm 2014, trái phiếu huy động qua đấu thầu chủ yếu có kỳ hạn từ 2-5 năm. Từ năm 2014, với sự dịch chuyển của cơ cấu nhà đầu tư, các công ty bảo hiểm và các quỹ hưu trí tham gia thị trường tích cực hơn, trái phiếu kỳ hạn  trên 5 năm đã trở nên phổ biến hơn. Các trái phiếu kỳ hạn dài (15 năm) hay kỳ hạn siêu dài (20, 30 năm) ngày càng được quan tâm, những năm 2016 và 2017 thậm chí  chiếm tới 20% và 45% tổng khối lượng trúng thầu toàn thị trường. Nhờ đó, trong vòng hơn 4 năm (2014-2018), kỳ hạn phát hành bình quân của trái phiếu Kho bạc Nhà nước đã kéo dài thêm 10 năm, từ 5,05 năm lên 12,75 năm.

Thị trường cũng đã hình thành hệ thống thành viên sơ cấp (PD) chuyên nghiệp. Cơ cấu nhà đầu tư cũng dần chuyển dịch, nếu các năm trước, tỷ lệ ngân hàng thương mại tham gia thị trường TPCP chiếm 80%, đầu 2018 tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 55,4%. Tỷ lệ tham gia của các quỹ bảo hiểm và các quỹ đầu tư đã tăng lên đạt 44,6%.

Bên cạnh đó, Kho bạc Nhà nước phối hợp với HNX đã triển khai một số chương trình phát triển thị trường như cơ cấu lại trái phiếu Kho bạc Nhà nước thông qua việc hoán đổi trái phiếu.

Nếu như trước đây, sản phẩm cơ bản trên thị trường sơ cấp là TPCP trả lãi định kỳ (coupon bond), thì từ năm 2015, để đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của các công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí đang dần lớn mạnh, KBNN phối hợp với HNX đã cho phát hành 2 loại TPCP mới là trái phiếu có kỳ trả lãi dài (long-coupon bond) và trái phiếu không trả lãi định kỳ (zero-coupon bond). Đây là 2 sản phẩm hấp dẫn đối với các công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí. Sản phẩm sau đó đã được đưa vào niêm yết, giao dịch ngay trong năm 2015, mang lại nguồn năng lượng mới cho thị trường trái phiếu. Quý 1/2018, bộ sản phẩm Repos mới là Vay TPCP (Stock borrowing and lending – SBL), Vay TPCP để bán (Short sale) và Bán/Mua lại (Sell-buyback – SBB) tiếp tục được giới thiệu ra thị trường.

Thị trường giao dịch thứ cấp đã có sự phát triển vượt bậc, giá trị niêm yết trái phiếu Chính phủ tính đến cuối năm 2017 có quy mô tương đương với 19% GDP cùng năm. Tốc độ tăng trưởng quy mô mỗi năm bình quân đạt  ...%. Giá trị giao dịch bình quân tăng trưởng ...mỗi năm, đến 2/2018 đã đạt gần 10.500 tỷ đồng/phiên, tăng gấp 351 lần trong vòng 13 năm. Hệ số thanh khoản... Đáng lưu ý, thị trường đã phát triển mạnh về chiều sâu khi tỷ trọng giao dịch Repos so với Outright vượt ngưỡng 53%.

TTTP đang được vận hành trên nền tảng công nghệ tiến tiến, hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế. Với thị trường sơ cấp, HNX đã đưa vào vận hành hệ thống đấu thầu điện tử từ năm 2012. Năm 2016, HNX tiếp tục cho ra mắt phân hệ đấu thầu trái phiếu điện tử trên Internet (E.ABS), vận hành song song với Hệ thống đấu thầu điện tử (ra mắt năm 2012). E.ABS cho phép cả các nhà đầu tư không phải là thành viên đấu thầu được trực tiếp bỏ phiếu dự thầu điện tử trên hệ thống. Trên thị trường thứ cấp, HNX liên tục cho ra mắt các phiên bản nâng cấp hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ. Trong năm 2014, HNX tiến một bước dài công nghệ khi kết nối hệ thống giao dịch với hệ thống của Bloomberg. Không chỉ dừng ở đó, năm 2015, HNX đã tạo một bước ngoặt về công nghệ với Hệ thống giao dịch trực tuyến TPCP (E-BTS). E-BTS cho phép nhà đầu tư kết nối với hệ thống giao dịch của HNX trên nền tảng web, tra cứu thông tin mọi lúc, mọi nơi.

Để hỗ trợ cơ quan quản lý, tổ chức phát hành và nhà đầu tư nhận định xu hướng thị trường và định giá trái phiếu, HNX đã xây dựng và đưa vào vận hành thành công hệ thống Đường cong lợi suất TPCP năm 2013. Đến nay, đường cong lợi suất của HNX đã được các tổ chức tài chính, thành viên thị trường sử dụng và đánh giá cao. Năm 2015, HNX tiếp tục hoàn thiện hệ thống chỉ báo thị trường với bộ chỉ số trái phiếu (Bond Index) của Kho bạc Nhà nước với nhiều kỳ hạn khác nhau. Bộ chỉ số này giúp các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài đánh giá được mức độ hấp dẫn của thị trường trái phiếu Việt Nam và cũng là nguồn thông tin giúp các nhà đầu tư so sánh hiệu quả đầu tư của các quỹ. 

M.P

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực