Thúc đẩy giao thông công cộng bền vững – Chia sẻ kinh nghiệm từ Thụy Điển và Việt Nam

Thứ ba, 08/05/2018 16:55
(ĐCSVN) – Chiều 7/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Thụy Điển, Hội đồng Thương mại và Đầu tư Thụy Điển, cùng với UBND thành phố Hà Nội tổ chức thảo luận bàn tròn về “Thúc đẩy vận hành và quản lý giao thông công cộng hiệu quả: Chia sẻ kinh nghiệm thành công của Thụy Điển tại các nước đang phát triển”.
Các nhà quản lý, chuyên gia, hoạch định chính sách đã đên dự sự kiện (Ảnh HNV)

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ chuyến thăm của Đoàn thương mại Thụy Điển về chủ đề Thành phố bền vững đến Việt Nam. Được biết, trong ngày 8/5, nội dung Tọa đàm này cũng được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh.

Đây cũng là hoạt động nhằm tăng cường hợp tác giữa hai nước bằng cách chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn tốt và công nghệ để hỗ trợ sự phát triển của ngành giao thông công cộng.

Dịp này, các công ty Thụy Điển bao gồm ABB, Erisson, Volvo Buses, Axis Communications, Volvo Cars và Roxtec đã thảo luận với các bên liên quan trong lĩnh vực giao thông công cộng và phát triển đô thị để đưa ra các biện pháp giúp Việt Nam có thể tăng lưu lượng người sử dụng giao thông công cộng, đảm bảo môi trường an toàn, và tận dụng các công nghệ mới nhất như Internet vạn vật (IoT) và eMobility.

Theo Đại sứ Thụy Điển Pereric Högberg, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Thụy Điển đang tăng trưởng đều đặn, nhưng vẫn còn tiềm năng để phát triển hơn nữa. Đây mới chỉ là sự khởi đầu của tiến trình này. Khi mức độ đô thị hóa ngày càng tăng và tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển, các thành phố ở Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, không chỉ trong lĩnh vực vận tải. Sự sáng tạo và kinh nghiệm chuyên môn của Thụy Điển có thể mang lại giá trị lớn giúp Việt Nam tìm kiếm các giải pháp bền vững. “Chúng tôi hy vọng chuyến thăm của đoàn thương mại, với sự tham gia của các doanh nghiệp hàng đầu Thuỵ Điển sẽ góp phần đem lại các giải pháp tối ưu kiến tạo Thành phố bền vững cho Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh” – ngài Đại sứ khẳng định.

Cần nâng ấp, hoàn thiiện hệ thống giao thông của trong nước (Ảnh: HNV|

Giống như nhiều nước châu Á, Việt Nam đang trải qua quá trình đô thị hoá nhanh chóng. Tính đến năm 2017, khoảng 40% trong tổng số 90 triệu người dân Việt Nam sống ở các đô thị. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 50% đến năm 2025. Với định hướng của chính phủ hướng tới đô thị hoá bền vững, giao thông công cộng đã trở thành nhân tố chính trong hành trình phát triển đô thị. Trong chiến lược phát triển giao thông công cộng đến năm 2020, với định hướng đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu biến giao thông công cộng thành lựa chọn ưu tiên bên cạnh kiểm soát tăng trưởng xe cá nhân và nâng cao chất lượng giao thông đô thị. Ngoài ra, Việt Nam đặt mục tiêu đạt được 20% số xe buýt và taxi sử dụng LPG, CNG hoặc năng lượng mặt trời đến năm 2020. Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu trên, Việt Nam cần có tầm nhìn, kế hoạch rõ ràng và nghiên cứu các trường hợp thành công từ các nước đi đầu trong lĩnh vực này.

Thụy Điển từ lâu đã đi tiên phong trong các giải pháp quy hoạch đô thị, thân thiện với môi trường và giao thông an toàn. Từ năm 1990, lượng phát thải đã giảm 9% trong khi GDP đã tăng gần 50%. Từ năm 1970, sự phụ thuộc vào xăng dầu đã giảm 90%. Hơn nữa, số người tử vong do tai nạn giao thông đã giảm một nửa từ năm 2000 đến năm 2013, với tỉ lệ là 30 trên một triệu người mỗi năm, thuộc hàng thấp nhất trên thế giới.

Cũng dịp này, TS Brian Hull, Tổng Giám đốc của ABB Việt Nam khẳng định, đô thị hóa Việt Nam đang phát triển nhanh chóng. Tỷ lệ đô thị hóa đã tăng từ 19,6% với 629 đô thị năm 2009 lên 37,5% với 813 khu đô thị trong năm 2017 - theo thông tin của Bộ Xây dựng. Các khu đô thị chiếm 70% tổng GDP ở Việt Nam, góp phần lớn vào sản xuất công nghiệp, tỉ trọng xuất nhập khẩu và tiến bộ khoa học công nghệ cũng như phát triển xã hội trong nước.

Tuy nhiên, cũng như ở nhiều nước đang phát triển khác, quá trình đô thị hóa của Việt Nam cũng có nhiều khó khăn và thách thức. Tốc độ phát triển đô thị nhanh chóng thường vượt quá khả năng của chính quyền địa phương về đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về dịch vụ. Nguồn vốn và thời gian để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội cần thiết thường hạn chế. Tình trạng di cư và tài nguyên thiên nhiên thiếu kiểm soát. Ngoài ra, Việt Nam cũng phải đối mặt với các vấn đề mang tính toàn cầu khác do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là mực nước biển dâng cao ở đồng bằng sông Cửu Long.

Công nghệ đóng vi trò quan trọng trong việc quản lý đô thị hóa. ABB đem đến các giải pháp xuyên suốt toàn bộ chuỗi giá trị công nghệ phục vụ quá trình đô thị hóa thông qua ABB Ability - Bộ Giải pháp Kỹ thuật số của ABB - với 210 giải pháp. Những công nghệ 4.0 này sẽ là trung tâm cơ sở hạ tầng quan trọng của những thành phố thông minh và có thể giảm phát thải thông qua cơ sở hạ tầng giao thông bằng điện hiệu quả và sạch đẹp; quản lý hiệu quả năng lượng cho các tòa nhà; giảm tỉ lệ thất thoát nước sạch trong mạng lưới cung cấp nước; và cung cấp nền tảng thông tin không dây đảm bảo an ninh. Chúng tôi mong muốn mang tới nhiều công nghệ hơn nữa cho Việt Nam và hỗ trợ phát triển đô thị hoá bền vững nói chung và giao thông thông minh ở Việt Nam nói riêng.”

HNV

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực