Thực hiện cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018

Thứ năm, 01/02/2018 16:25
(ĐCSVN) - Ngày 31/1, tại Hà Nội Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã tổ chức buồi buổi họp báo thông tin kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018.
Hình ảnh tại buổi họp báo (Ảnh:M.P)

Tại buổi họp báo  ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết, trong năm 2017, các cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 225.800 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách Nhà nước từ xử phát hành chính, bán hàng tịch thu và công tác thanh tra, kiểm tra, truy thu thuế đạt hơn 23 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo ông Đàm Thanh Thế, việc đấu tranh chống gian lận, thương mại và hàng giả vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhất là ở các đô thị là do sự vào cuộc của các cấp các ngành chưa đồng bộ, thống nhất, việc xác định xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi xảy ra sự việc còn chưa triệt để.

Năm 2018 Ban chỉ đạo 389 quốc gia sẽ tập trung tăng cường thanh kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu.

Đồng thời, thực hiện cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, tăng cường phòng chống buôn lậu sản xuất kinh doanh phân bón, thuốc bảo bệ thực vật giả, kém chất lượng Ban chỉ đạo 389 quốc gia sẽ thực hiện Tiêu chí đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố.

Theo ông Đàm Thanh Thế, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới xảy ra tại khu vực biên giới ở các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, An Giang, Kiên Giang… Đáng chú ý nhất là tuyến biên giới địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa có dấu hiệu giảm, nhiều mặt hàng trước đây thường vận chuyển trái phép qua biên giới, nay cơ bản đã được mở tờ khai nhập khẩu tại các cửa khẩu như quần áo, hàng tiêu dùng… Tuyến biên giới Tây Nam bộ, tình hình buôn lậu thuốc lá vẫn còn phức tạp, nguyên nhân chủ yếu là việc khó khăn trong xử lý hình sự nên hoạt động này có sự gia tăng cả về quy mô số lượng, phương thức hoạt động.

 Hiện tình trạng vận chuyển bằng xe ô tô khách, xe tải, ghe tầu với số lượng lớn từ 10.000 – 40.000 bao thường xuyên xảy ra. Tại các tuyến biển, cửa khẩu cảng biển, cảng sông quốc tế, nơi có lưu lượng hàng hóa rất lớn nên cũng là tuyến đường dễ bị các đối tượng lợi dụng để buôn lậu. Các mặt hàng buôn lậu chủ yếu là xăng, dầu, gỗ, khoáng sản, động thực vật hoang dã, rác thải, phế liệu, thiết bị điện tử, điện lạnh, gia dụng đã qua sử dụng…. tại các địa bàn trọng điểm là Hải phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh… 

M.P

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực