Tư vấn, hỗ trợ giải quyết yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng đạt kết quả bước đầu

Thứ sáu, 19/05/2017 16:28
(ĐCSVN) - Trong 4 tháng đầu năm 2017, Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng tại Cục Quản lý cạnh tranh - 1800.6838 - đã ghi nhận 1.895 cuộc gọi đến, trong đó các tổng đài viên của Cục đã tiếp nhận và trả lời 1032 cuộc gọi, chiếm 54,46%.

Ảnh minh họa (Nguồn: K.D)

Trong số 1032 cuộc gọi nêu trên, có 270 cuộc gọi liên quan đến yêu cầu hỗ trợ giải quyết khiếu nại hoặc phản ánh vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Các cuộc gọi còn lại có nội dung tư vấn các lĩnh vực khác. Đa số các vụ việc hoặc yêu cầu tư vấn của người tiêu dùng đã được các tổng đài viên tư vấn ngay khi tiếp nhận. Đối với các vụ việc phát sinh thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương, , tổng đài viên đã hướng dẫn người tiêu dùng liên hệ trực tiếp doanh nghiệp, Sở Công Thương hoặc Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương. Đối với các vụ việc có tình tiết phức tạphoặc liên quan đến nhiềuchủ thể tại các địa phương khác nhau, tổng đài viên hướng dẫn người tiêu dùng gửi đơn khiếu nại bằng các hình thức khác (email, gửi bưu điện, gửi qua trang web bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đến trực tiếp) tới Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT), Bộ Công Thương.

Trong 4 tháng đầu năm 2017, tháng 2 và tháng 4 có số lượng các yêu cầu tư vấn, phản ánh vi phạm quyền lợi người tiêu dùng nhiều nhất. Đây là thời điểm gần Tết nguyên đán và kỳ nghỉ lễ 30/4 – 01/5, nhu cầu mua sắm tăng cao trên cả nước, vì vậy, rất nhiều vi phạm về tiêu dùng đã xảy ra. Ngoài ra, trong tháng 3 có nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam - 15 tháng 3 trên phạm vi cả nước. Các hoạt động này đã góp phần tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam nói chung và quảng bá hoạt động của Tổng đài tại Cục QLCT nói riêng trên phạm vi cả nước.

Trong 4 tháng đầu năm 2017, ngành hàng được yêu cầu tư vấn giải quyết khiếu nại và được phản ánh tới Cục nhiều nhất là hàng hóa tiêu dùng thường ngày (52 trường hợp, chiếm khoảng 19%). Sau đó là nhóm đồ điện tử gia dụng (43 trường hợp, chiếm 15,8%) và nhóm điện thoại, viễn thông (38 trường hợp, chiếm 14%) . Tương tự như năm 2015 và 2016, 3 nhóm ngành hàng này thường xuyên nằm trong nhóm bị khiếu nại, phản ánh nhiều nhất.

Trong số 270 vụ việc phản ánh tới Cục, có 33% trường hợp phản ánh về số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng, chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng . Hành vi tiếp theo được yêu cầu tư vấn là bảo hành với tỉ lệ 20%, cung cấp thông tin với tỉ lệ 18%. Các trường hợp còn lại khiếu nại, phản ánh về giao kết hợp đồng (8%), và các hành vi khác (21%).

K.D

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực