Vĩnh Phúc: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an sinh xã hội

Chủ nhật, 15/12/2019 11:19
(ĐCSVN) - Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cấp ủy, chính quyền trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác an sinh xã hội.

Đó là một trong những yêu cầu của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa (Ảnh: ĐT)

Trong những năm qua, cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế, công tác đảm bảo an sinh xã hội luôn là mối quan tâm đặc biệt của các cấp ủy, chính quyền. Vĩnh Phúc đã ưu tiên, dành nhiều nguồn lực để thực hiện chính sách an sinh xã hội và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh ngày càng mở rộng, mức hộ trợ được nâng lên. Nguồn lực đầu tư cho các chính sách xã hội ngày càng lớn, nhất là việc thực hiện chính sách đối với người có công, giảm nghèo, tạo việc làm, hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo, y tế, trợ giúp các đối tượng yếu thế trong xã hội. Đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn được cải thiện rõ rệt. Các chính sách và giải pháp bảo đảm an sinh xã hội được triển khai đồng bộ trên cả 3 mặt: giúp các đối tượng thụ hưởng tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng, nhất là về y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở, nước sạch, thông tin truyền thông,…; hỗ trợ phát triển sản xuất đảm bảo việc làm thông qua các chính sách vay vốn ưu đãi, hỗ trợ sản xuất.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh còn có những hạn chế như: tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp còn thấp, công tác dạy nghề cho người nghèo, công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe người dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn tồn tại hạn chế.

Chính sách xã hội đối với người lao động còn chưa được quan tâm đúng mức, công tác thông tin tuyên truyền về chính sách xã hội chưa đa dạng, phong phú. Nguồn lực bảo đảm chính sách an sinh xã hội chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách nhà nước, chưa huy động được nhiều nguồn lực xã hội tham gia. Một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đầy đủ, chưa thật sự gắn nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện một cách thường xuyên.

Để khắc phục những tồn tại hạn chế, tăng cường hơn nữa hiệu quả của công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền phải xác định nhiệm vụ quan tâm toàn diện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội là một trong các mục tiêu của sự phát triển. Đồng thời là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, xuyên suốt của các cấp ủy, chính quyền; kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa phát triển kinh tế với công tác đảm bảo toàn diện về an sinh xã hội. Trong từng thời kỳ, hàng năm và các hoạt động thường xuyên với các mục tiêu cụ thể và có các giải pháp để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả.

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cấp ủy, chính quyền trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác an sinh xã hội.

Trong năm 2020, cần tiếp tục nghiên cứu, thể chế hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách xã hội, bảo đảm thống nhất, đồng bộ, khả thi, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh. Trong đó, tập trung vào các nhóm chính sách cơ bản nhất: ưu đãi người có công với cách mạng, chính sách việc làm, dạy nghề; chính sách giảm nghèo; chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách trợ giúp xã hội cho người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Trình Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết về nâng cao thu nhập và phúc lợi của người dân Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, thể chế hóa bằng các chính sách đặc thù, chương trình hành động cụ thể để tổ chức thực hiện. Đảm bảo nguồn thực hiện từ ngân sách và huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội. Tăng tỷ lệ chi ngân sách cho an sinh xã hội trong tổng chi ngân sách địa phương. Thiết lập chính sách trợ giúp xã hội, đảm bảo không bỏ sót đối tượng trợ giúp xã hội.

Bên cạnh đó, tập trung thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng; tiếp tục hoàn thiện chính sách đối với người có công, khẩn trương giải quyết những trường hợp chính sách còn tồn đọng. Nâng mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi, mức quà chăm sóc, thăm hỏi nhân dịp lễ, tết và ngày 27/7 cho người có công phù hợp với điều kiện ngân sách của tỉnh.

Ngoài ra, nâng cao chính sách trợ giúp xã hội, tín dụng chính sách xã hội đối với hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. trong đó, mở rộng đối tượng, tăng định mức hỗ trợ với hình thức hỗ trợ phù hợp. Xây dựng chính sách giảm nghèo đặc thù, triển khai thực hiện có hiệu quả, đi vào chiều sâu các chương trình, đề án chăm lo cho trẻ em, người cao tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số,…Có giải pháp hiệu quả nâng cao tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Củng cố hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội, triển khai các mô hình dịch vụ tư vấn trợ giúp, mô hình chăm sóc phục hồi chức năng cho các đối tượng xã hội có nhu cầu./.

 

BT

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực