Các nền kinh tế APEC cần xây dựng chính sách về nghề cá

Chủ nhật, 26/02/2017 09:50
(ĐCSVN) - Bền lề cuộc họp đầu tiên của Nhóm công tác về nghề cá và đại dương trong khuôn khổ SOM1, ông Toshihiko Horiuchi, Cố vấn của Nội các Nhật Bản, Thành viên Ban Thư ký Nội các về Chính sách Đại dương, thuộc Chính phủ Nhật Bản đã dành cho phóng viên cuộc trao đổi cởi mở về một số vấn đề được đề cập trong cuộc họp..

PV: Với công nghệ khai thác và chế biến sản phẩn cá và từ cá hiện đại, Nhật Bản có hỗ trợ gì đối với những nền kinh tế với nghề cá kém phát triển như Việt Nam, Philipines?

Ông Toshihiko Horiuchi: Thông qua nguồn hỗ trợ chính thức ODA, chúng tôi luôn cố gắng nâng cao năng lực của các nước đang phát triển trong lĩnh vực nghề cá, trong đó có các nước ASEAN, như Việt Nam.  Chúng tôi hỗ trợ ngư dân và phụ nữ vùng biển, cộng đồng ngư nghiệp.

PV: Hiện nay Nhật Bản đang hợp tác với tỉnh Bình Định khai thác cá ngừ để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Ông đánh giá thế nào về điều này?

Ông Toshihiko Horiuchi: Trước hết, đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản là chưa đủ. Điều quan trọng là tạo được thu nhập từ nguồn đó, mang lại lợi ích cho ngư dân, phụ nữ vùng biển, cộng đồng ngư nghiệp. Chẳng hạn như tiếp cận thị trường, cải thiện chất lượng,...

Thứ hai là sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản. Chúng ta phải đảm bảo rằng việc sử dụng tài nguyên biển bền vững.

PV: Trong vấn đề thảo luận nhóm về biển và ngư nghiệp, ông quan tâm đến vấn đề gì?

Ông Toshihiko Horiuchi: Trước hết, chúng ta phải cảm ơn chính phủ Việt nam đã tổ chức cuộc họp này. Tôi rất vui được chia sẻ thông tin và thảo luận các vấn đề liên quan đến đại dương.

PV: Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm và mô hình nào của Nhật Bản với Việt Nam?

Ông Toshihiko Horiuchi: Chúng tôi có một số ví dụ mà các nước có thể học hỏi. Đơn cử như nâng cao vai trò của chính quyền và người dân địa phương trong quản lý vùng biển để đảm bảo sử dụng biển bền vững. Một ví dụ khác là ứng dụng khoa hoc công nghệ để tăng trưởng cao hơn, sử dụng bền vững hơn, khai thác được nhiều hơn tài nguyên đại dương. 

PV: Trong APEC lần này có bàn đến chuỗi tiêu chuẩn toàn cầu trong đánh bắt cá?

Ông Toshihiko Horiuchi: Đây là thách thức. Chúng tôi vẫn đang bàn về vấn đề này.  Chúng ta cần thấy an toàn thực phẩm là một trong những thách thức.

PV: Nghề cá của các nền kinh tế APEC đang phải đối mặt với các thách thức gì?

Ông Toshihiko Horiuchi: Có một số vấn đề như an toàn thực phẩm; nghề cá đối với phụ nữ; môi trường hàng hải; trao quyền cho ngư dân; khả năng phụ hồi sau thiên tai…

PV: Nhật Bản giúp đỡ nhiều nước đang phát triển trong nghề cá. Ông có thể chia sẻ 1 ví dụ nào đó không, thưa ông?

Ông Toshihiko Horiuchi: Ví dụ, Yamaha hỗ trợ ngư dân Tây Phi thông qua ODA, không chỉ là máy móc kỹ thuật mà còn chỉ cho họ cách bảo dưỡng những trang thiaát bị phục vụ nghê cá và cả cách đáng bắt cá nữa. Cá đánh bắt được nếu không chế biến kịp thời, để lâu ngoài trời cá sẽ dễ bị hư hỏng, không ăn được. Vậy thì phải hướng dẫn họ cách sơ chế, chế biến như hun khói hoặc được chế biến sâu hơn để có thể bán sản phẩm, tăng thu nhập. Chúng tôi giúp tạo giá trị gia tăng. Mặt khác nâng cao năng lực cho ngư dân bằng cách mời họ sang Nhật và truyền kinh nghiệm cho họ.

PV: Ông đánh giá thế nào về ứng dụng công nghệ thông tin/hiện đại vào nghề cá?

Ông Toshihiko Horiuchi: Đây là vấn đề rất quan trọng. Nhật Bản sẽ thực hiện 1 dự án tại Tokyo trong tháng 6 tới với chủ đề khoa học kỹ thuật tác động thế nào đến đại dương, giúp làm giầu đại dương, làm giàu cho ngư dân. Nhờ có công nghệ thông tin (ICT), chúng ta dự đoán được cá ở đâu, môi trường như thế nào, hỗ trợ ngư dân đánh cá dễ dàng hơn. Ngay cả trong chế biến, nhờ có áp dụng công nghệ mà chúng tôi có nhiều sản phẩm thủy sản hơn.

PV: Tại Hội nghị này,  phía Nhật Bản có khuyến nghị gì để phát triển nghề cá?

Ông Toshihiko Horiuchi: Chúng tôi muốn khuyến khích các nền kinh tế APEC cần xây dựng chính sách về nghề cá.

PV: Xin cám ơn ông !

Khắc Kiên (ghi)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực