Chính sách có vai trò quan trọng trong đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Thứ ba, 15/05/2018 23:09
(ĐCSVN) – Nhiều tham luận đã được trình bày và cùng bàn thảo tại Hội thảo “Chính sách pháp luật mới về an toàn thực phẩm và hành động của doanh nghiệp vì sức khỏe cộng đồng” do Bộ Công Thương tổ chức ngày 15/5, tại Hà Nội.
 

Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và đại diện các ban, ngành liên quan.
(Ảnh: K.D)

Thực tế cho thấy, dù đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng các bệnh do kém chất lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý vẫn diễn ra theo chiều hướng xấu…

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Hữu Quý - Tổng biên tập Báo Công Thương khẳng định, an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà Đảng, Nhà nước ta từ lâu đặc biệt quan tâm, coi đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội, sức khỏe cộng đồng và cũng là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam. Do đó, Đảng và Nhà nước đã khẳng định sự cần thiết phải tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả hơn về an toàn thực phẩm.

Được sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ Công Thương,  Báo Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối và tiêu thụ thực phẩm để truyền thông, phổ biến, cập nhật các chính sách mới của nhà nước nhằm góp phần đẩy mạnh công tác an toàn thực phẩm trên phạm vi toàn quốc. Các chuyên mục, chuyên trang, hội thảo về lĩnh vực an toàn thực phẩm đã được Báo đầu tư bài bản kỹ lưỡng, phản ánh đúng và trúng các vấn đề còn nhức nhối như thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng để định hướng người tiêu dùng, cộng đồng xã hội, đồng thời tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác an toàn thực phẩm, được người tiêu dùng tin tưởng, đón nhận - ông Nguyễn Hữu Quý cho biết.

Ông Trần Duy Đông – Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cũng chia sẻ, mặc dù phần lớn các mặt hàng thực phẩm vẫn lưu thông qua kênh truyền thống, tuy nhiên tỷ trọng hàng hóa thực phẩm qua kênh hiện đại ngày càng tăng, hiện chiếm khoảng 20-25% tổng lượng thực phẩm lưu thông trên thị trường. Những con số trên cho thấy thị trường nội địa đang là thị trường rất tiềm năng cho ngành thực phẩm chất lượng cao phát triển, sự phát triển của các loại hình bán lẻ hiện đại sẽ hỗ trợ cho việt phát triển thị trường các mặt hàng thực phẩm, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm cao cấp đã được chứng nhận an toàn.

Ghi nhận và đánh giá cao kiến nghị của các đại biểu tại phiên thảo luận, với vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, ông Trần Duy Đông khẳng định, Bộ Công Thương luôn coi an toàn thực phẩm là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước, giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh.

Ông Trần Huy Đông cho biết, mọi kiến nghị của đại biểu sẽ được các cơ chức năng liên quan của Bộ Công Thương nghiên cứu, báo cáo lãnh đạo Bộ để khắc phục, chỉnh sửa, ban hành các chế tài đủ mạnh để lập lại trật tự trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, nước giải khát, nhằm lành mạnh hóa hoạt động nhạy cảm này./.

Kim Dung

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực