Dự báo sản xuất kinh doanh ngành xây dựng quý II/2020 khả quan hơn

Thứ ba, 31/03/2020 17:11
(ĐCSVN) - Điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh ngành xây dựng đượcTổng cục Thống kê tiến hành hàng quý với hơn 6.600 doanh nghiệp được chọn mẫu để khảo sát, đại diện cho toàn bộ khu vực doanh nghiệp có hoạt động xây dựng của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ doanh nghiệp tham gia trả lời trong kỳ điều tra quý I/2020 đạt 89%. Thông tin thu thập được từ các doanh nghiệp phản ánh xu hướng sản xuất kinh doanh ngành về các mặt: Tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh ngành xây dựng; xu hướng sử dụng các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nhận định về chính sách hỗ trợ của hệ thống hành chính Nhà nước và tình hình tiếp cận vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Không riêng ngành xây dựng mà hầu hết các ngành kinh tế đều bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. (Ảnh: PV)

Doanh nghiệp gặp khó vì COVID-19

Điều tra của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong quý I/2020, có 18,8% doanh nghiệp nhận định tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn, 33,7% đánh giá giữ ổn định và 47,5% cho rằng khó khăn hơn so với quý IV/2019. Dự báo quý II/2020 có 18,3% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn, 34,8% nhận định giữ ổn định và 46,9% đánh giá khó khăn hơn.

Theo hình thức sở hữu: Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước khả quan hơn so với hai khu vực còn lại, với 19,4% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý I/2020 tốt hơn so với quý IV/2019, 33,9% nhận định hoạt động sản xuất kinh doanh giữ ổn định và 46,7% doanh nghiệp cho rằng hoạt động khó khăn hơn; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (khu vực doanh nghiệp FDI) có 13,0% doanh nghiệp nhận định tốt hơn, có 31,9% giữ ổn định và 55,1% khó khăn hơn; khu vực doanh nghiệp nhà nước có 10,6% doanh nghiệp nhận định tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn, 34,1% giữ ổn định và 55,3% hoạt động kinh doanh khó khăn hơn.

Dự báo quý II/2020, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có 19,0% doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn, 34,5% doanh nghiệp giữ ổn định và 46,5% khó khăn hơn so với quý I/2020; tỷ lệ này của khu vực doanh nghiệp FDI là 12,1% tốt hơn, 38,1% giữ ổn định và 49,8% khó khăn hơn; khu vực doanh nghiệp nhà nước là 11,8% tốt hơn, 34,1% giữ ổn định và 54,1% khó khăn hơn.

Theo ngành hoạt động: Doanh nghiệp xây dựng nhà các loại đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý I/2020 so với quý IV/2019 có 19,5% đánh giá tốt hơn, 32,6% giữ ổn định và 47,9% khó khăn hơn; doanh nghiệp hoạt động xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng có 19,1% nhận định tốt hơn, 35,7% giữ ổn định và 45,2% khó khăn hơn; doanh nghiệp hoạt động xây dựng chuyên dụng với 17,0% đánh giá tốt hơn, 32,9% giữ ổn định và 50,1% khó khăn hơn. Dự báo quý II/2020, doanh nghiệp xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng nhận định khả quan hơn so với các ngành còn lại với 19,9% dự báo tốt hơn, 35,3% dự báo giữ ổn định và 44,8% khó khăn hơn; tỷ lệ này của doanh nghiệp xây dựng nhà các loại là 19,2% tốt hơn, 33,0% giữ ổn định và 47,8% khó khăn hơn; doanh nghiệp hoạt động xây dựng chuyên dụng có 14,3% tốt hơn, 37,4% giữ ổn định và 48,3% khó khăn hơn.

Chi phí sản xuất kinh doanh cơ bản ổn định

Kết quả khảo sát quý I/2020 về tổng chi phí cho hoạt động xây dựng cho thấy có 33,7% doanh nghiệp nhận định tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm xây dựng giữ ổn định, 18,8% nhận định giảm và có 47,5% đánh giá tổng chi phí sản xuất tăng so với quý IV/2019. Dự báo quý II/2020 so với quý I/2020, có 31,1% dự báo tổng chi phí sản xuất giữ ổn định, 20,7% dự báo giảm và 48,2% dự báo tăng.

Trong quý I/2020, khu vực doanh nghiệp FDI đánh giá khả quan hơn so với hai khu vực doanh nghiệp còn lại với 58,8% đánh giá tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm xây dựng giữ ổn định và giảm (39,0% đánh giá giữ ổn định và 19,8% nhận định giảm), 41,2% nhận định tăng so với quý IV/2019; tỷ lệ này của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 52,1% (33,3% giữ ổn định và 18,8% giảm), 47,9% đánh giá tăng; khu vực doanh nghiệp nhà nước là 45,6% (30,4% giữ ổn định và 15,2% giảm), 54,4% đánh giá tăng.

Dự báo quý II/2020, các doanh nghiệp xây dựng cho rằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh trên một đơn vị sản phẩm xây dựng có xu hướng giảm so với quý I/2020 với 51,8% dự báo giữ ổn định và giảm (31,1% dự báo giữ ổn định và 20,7% dự báo giảm). Trong cả ba khu vực, khu vực doanh nghiệp FDI có dự báo khả quan hơn với 60,2% nhận định chi phí sản xuất ổn định và giảm (34,6% giữ ổn định và 25,6% giảm); tỷ lệ này của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 51,1% (30,6% giữ ổn định và 20,5% giảm) và khu vực doanh nghiệp nhà nước là 57,7% (47,1% giữ ổn định và 10,6% giảm).

Theo ngành hoạt động: Trong quý I/2020, doanh nghiệp hoạt động xây dựng chuyên dụng đánh giá khả quan hơn các ngành hoạt động xây dựng còn lại với 53,8% nhận định quý I/2020 chi phí sản xuất kinh doanh trên một đơn vị sản phẩm giữ ổn định và giảm so với quý IV/2019 (34,6% giữ ổn định và 19,2% giảm); tỷ lệ này của doanh nghiệp xây dựng nhà các loại là 53,4% (34,1% giữ ổn định và 19,3% giảm) và doanh nghiệp xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng là 50,5% (32,6% giữ ổn định và 17,9% giảm). Dự báo quý II/2020 so với quý I/2020, có 55,9% doanh nghiệp hoạt động xây dựng chuyên dụng cho rằng tổng chi phí trên một đơn vị sản phẩm xây dựng giữ ổn định và giảm (33,5% giữ ổn định và 22,4% giảm); tỷ lệ này của doanh nghiệp xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng là 49,5% (30,8% giữ ổn định và 18,7% giảm) và doanh nghiệp xây dựng nhà các loại là 51,7% (30,1% giữ ổn định và 21,6% giảm).

Tình hình sử dụng lao động giảm

Kết quả khảo sát quý I/2020 phản ánh nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp xây dựng có xu hướng giảm so với quý IV/2019, có 23,6% doanh nghiệp nhận định nhu cầu sử dụng lao động tăng, 56,3% đánh giá giữ ổn định và 20,1% giảm. Nhu cầu sử dụng lao động khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp, khu vực doanh nghiệp nhà nước có 29,4% nhận định nhu cầu tăng, 56,5% giữ ổn định và 14,1% giảm; tỷ lệ này của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 24,1% nhận định tăng, 55,5% giữ ổn định và 20,4% giảm; khu vực doanh nghiệp FDI là 16,5% đánh giá tăng, 65,2% giữ ổn định và 18,3% giảm.

Các doanh nghiệp ngành Xây dựng dự báo quý II/2020, nhu cầu sử dụng lao động có xu hướng giảm so với quý I/2020, với 21,9% doanh nghiệp cho rằng quy mô lao động tăng, 54,2% nhận định giữ ổn định và 23,9% giảm. Khu vực doanh nghiệp nhà nước có 17,6% dự báo quy mô lao động tăng, 67,1% giữ ổn định và 15,3% giảm; tỷ lệ này của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 22,6% tăng, 53,3% giữ ổn định và 24,1% giảm; khu vực doanh nghiệp FDI là 13,7% tăng, 62,8% giữ ổn định và 23,5% giảm.

Ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng có dự báo khả quan hơn các ngành hoạt động xây dựng còn lại về nhu cầu sử dụng lao động trong quý II/2020 với 23,5% doanh nghiệp dự báo quy mô lao động tăng, 53,2% giữ ổn định và 23,3% giảm; tỷ lệ này của các doanh nghiệp xây dựng nhà các loại là 22,6% tăng, 52,7% giữ ổn định và 24,7% giảm; các doanh nghiệp hoạt động xây dựng chuyên dụng có 17,9% tăng, 58,8% giữ ổn định và 23,3% giảm.

Cụ thể, kết quả khảo sát quý I/2020 phản ánh, tỷ lệ lao động thường xuyên trong các doanh nghiệp hoạt động xây dựng có xu hướng giảm hơn so với quý IV/2019, chiếm 42,0% trong tổng số lao động sử dụng trong doanh nghiệp và có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp. Khu vực doanh nghiệp FDI có tỷ lệ lao động thường xuyên ổn định hơn, chiếm 79,2%; tỷ lệ này của khu vực doanh nghiệp nhà nước là 60,1% và khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 39,8%. Doanh nghiệp hoạt động xây dựng chuyên dụng có tỷ lệ lao động thường xuyên cao nhất với 57,8%; doanh nghiệp xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng là 46,8% và doanh nghiệp xây dựng nhà các loại là 33,5%.

Theo nhận định của các doanh nghiệp xây dựng, quý I/2020 có 78,4% doanh nghiệp nhận định lao động thường xuyên giữ ổn định; 11,0% đánh giá tăng và 10,6% nhận định giảm. Dự báo quý II/2020, có 73,9% dự báo lao động thường xuyên giữ ổn định; 11,2% dự báo tăng và 14,9% dự báo giảm.

Có thể thấy, do tác động của dịch COVID-19 diễn ra từ những tháng đầu năm 2020 đến nay, trong quý I/2020, tình hình sản xuất kinh doanh không mấy khả quan với 52,5% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh giữ ổn định và tốt hơn, 47,5% nhận định khó khăn hơn. Các doanh nghiệp dự báo quý II/2020 tình tình hoạt động sản xuất kinh doanh khả quan hơn với 53,1% doanh nghiệp dự báo tình hình giữ ổn định và tốt hơn, có 46,9% dự báo khó khăn hơn./.

Hà Anh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực