Nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dự trữ Nhà nước

Thứ bảy, 28/12/2019 09:03
(ĐCSVN) - Tổng cục Dự trữ Nhà nước là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia và trực tiếp quản lý các loại hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
leftcenterrightdel
Trụ sở làm việc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hoàng Liên Sơn, số 186, đường Quang Trung,
phường Tân Quang (TP Tuyên Quang).
 

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 36/2019/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dự trữ Nhà nước thuộc Bộ Tài chính.

Theo đó, Tổng cục có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về dự trữ quốc gia; chính sách phát triển, định hướng nguồn lực, chiến lược dự trữ quốc gia; quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia; kế hoạch dự trữ quốc gia 05 năm và hàng năm; chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng thuộc lĩnh vực quản lý dự trữ quốc gia; điều chỉnh danh mục hàng dự trữ quốc gia, mức dự trữ từng loại hàng, tổng mức dự trữ quốc gia trong từng thời kỳ và hàng năm.

Tổng cục còn có nhiệm vụ trình trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, kế hoạch hoạt động hàng năm và các văn bản khác về dự trữ quốc gia; quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý; chế độ quản lý tài chính, ngân sách chi cho dự trữ quốc gia; cơ chế mua, bán, nhập, xuất, bảo quản, quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia; chế độ thống kê, báo cáo về dự trữ quốc gia; kiểm tra phân bổ dự toán ngân sách nhà nước chi hoạt động dự trữ quốc gia cho bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Bộ Tài chính.

Đồng thời hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về lĩnh vực dự trữ quốc gia sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dự trữ quốc gia; trực tiếp quản lý các mặt hàng dự trữ quốc gia thuộc danh mục được Chính phủ phân công cho Bộ Tài chính quản lý.

Tổng cục có nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, kiểm tra hoạt động dự trữ quốc gia của các bộ, ngành quản lý, đơn vị bảo quản hàng dự trữ quốc gia; kiểm tra nội bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật dự trữ quốc gia; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật...

Cơ cấu tổ chức: Cơ quan Tổng cục Dự trữ Nhà nước tại trung ương có 9 đơn vị: 1- Vụ Chính sách và Pháp chế; 2- Vụ Kế hoạch; 3- Vụ Khoa học và Công nghệ bảo quản; 4- Vụ Quản lý hàng dự trữ; 5- Vụ Tổ chức cán bộ; 6- Vụ Tài vụ - Quản trị; 7- Văn phòng; 8- Vụ Thanh tra - Kiểm tra; 9- Cục Công nghệ thông tin, thống kê và Kiểm định hàng dự trữ.   

Các tổ chức Dự trữ Nhà nước tại địa phương gồm có 22 Cục Dự trữ Nhà nước khu vực trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước và Chi cục Dự trữ Nhà nước thuộc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực.

Tổng cục Dự trữ Nhà nước có Tổng cục trưởng và không quá 4 Phó Tổng cục trưởng; Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật./.

Mạnh Hùng

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực