Phát huy tiềm năng, thế mạnh vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long

Thứ tư, 14/08/2019 23:22
(ĐCSVN) – Là vùng có vị trị, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được kỳ vọng sẽ là điểm nhấn để bứt phá trong công cuộc phát triển chung.

Xử lý kiến nghị của bà Vũ Thị Kiều Oanh

Chủ động xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế của từng địa phương

Tiếp tục chuỗi các Hội nghị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2020, ngày 14/8, tại Vĩnh Long, đã diễn ra Hội nghị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2020.

Vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, có các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao.

Hội nghị diễn ra dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Văn Trung và Thứ trưởng Võ Thành Thống

(Ảnh: MP)

Cụ thể, ĐBSCL gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có tổng diện tích 3,94 triệu ha và dân số 17,5 triệu người, chiếm 12% diện tích tự nhiên và 19% dân số cả nước, là một trong những đồng bằng màu mỡ trên thế giới với các điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của cả nước. Với 1,5 triệu ha đất trồng lúa, vùng ĐBSCL luôn giữ vai trò then chốt trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đóng góp 50% sản lượng lương thực, gần 70% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản, 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước (khoảng 7 - 8 triệu tấn/năm, chiếm 1/5 sản lượng gạo thương mại toàn cầu) và 65% sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước.

Hơn nữa, đây còn là vùng có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng với đường biên giới đất liền với Campuchia. Vùng có tiềm năng phát triển kinh tế biển với hơn 700 km bờ biển, bằng 23% bờ biển cả nước, 360.000 km2 vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế, có nhiều bãi biển đẹp, cùng hệ thống sông ngòi, kênh rạch, vườn cây, có đến 3 khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên được công nhận là khu Ramsar của thế giới. Đây là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái hết sức quý giá. Với vị trí địa - kinh tế và địa - chiến lược do nằm kề tuyến hàng hải Đông - Tây, vùng là một cửa ngõ quan trọng, sôi động. Đó là tiềm năng về năng lượng tái tạo lớn như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều…

Lưu ý đặc trưng thế mạnh để phát triển phù hợp từng vùng
(Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Đầu tư)

Vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng số diện tích tự nhiên là 23.564 km2, chiếm 7,3 % diện tích cả nước, dân số toàn vùng là hơn 17 triệu người, chiếm 18,17% dân số cả nước. Cả vùng chiếm khoảng 45% GDP, 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu cả nước. GRDP tính theo đầu người cao gấp 2 lần mức bình quân của cả nước; hơn 1,7 lần so với vùng Đồng bằng sông Hồng; có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất nước; tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng luôn cao hơn khoảng 1,3 lần đến 1,5 lần tốc độ tăng trưởng bình quân chung cả nước.

Vùng tập trung lực lượng lao động đông đảo, có trình độ cao, được chọn để thí điểm nhiều cơ chế, chính sách mới về phát triển kinh tế. Với hệ thống cảng, sân bay quốc tế lớn nhất cả nước, Vùng trở thành trung tâm du lịch, phát triển các loại hình dịch vụ công nghiệp, công nghệ thông tin, viễn thông, logistics,... lớn nhất Việt Nam. Vùng có Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, chứng khoán lớn nhất cả nước.

Trên đà thành công của hai hội nghị vùng đã diễn ra trước đó, tại hội nghị vùng lần này, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đặc biệt yêu cầu các địa phương nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, bám sát định hướng để triển khai xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công hợp lý, để thực hiện có hiệu quả và bền vững trong thực tiễn./.

Hà Anh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực