Phát triển cảng cạn gắn với phát triển cửa khẩu quốc tế

Thứ sáu, 29/05/2020 22:15
(ĐCSVN) – Bộ GTVT cho biết việc phát triển hệ thống cảng cạn sẽ ưu tiên, khuyến khích đầu tư trên các hành lang vận tải qua biên giới gắn với cửa khẩu quốc tế, các hành lang vận tải kết nối với cảng biển lớn ở khu vực phía Bắc (cảng Hải Phòng) và khu vực phía Nam (cảng biển TP. Hồ Chí Minh, Cái Mép - Thị Vải).
leftcenterrightdel
 Danh mục cảng cạn mới nhất do Bộ GTVT ban hành (Ảnh KC)

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành quyết định công bố danh mục cảng cạn (ICD) Việt Nam. Theo quyết định số 1041/QĐ-BGVT do Thứ trưởng Nguyễn Văn Công ký, các cảng cạn được Bộ GTVT công bố mở bao gồm: ICD Hải Linh; Cảng cạn Km3+4 Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; Cảng cạn Tân Cảng Hải Phòng; Cảng cạn Đình Vũ - Quảng Bình; Cảng cạn Hoàng Thành; Cảng cạn Long Biên; Cảng cạn Tân cảng Hà Nam; Cảng cạn (ICD) Phúc Lộc - Ninh Bình; Cảng cạn Tân Cảng Nhơn Trạch.

Theo quyết định vừa công bố cho thấy năm 2020, cả nước có thêm 2 cảng mới so với năm 2019 là các cảng: Cảng cạn Hoàng Thành được đặt tại thành phố Hải Phòng và Cảng cạn Long Biên được đặt tại thành phố Hà Nội.

Như vậy, hiện nay cả nước có tất cả 9 cảng cạn 16 điểm thông quan hàng hóa (có chức năng như cảng cạn). Trong đó, khu vực phía Bắc có 9 ICD, 7 điểm thông quan nội địa, gồm: ICD Phúc Lộc - Ninh Bình; ICD Km3+4 Móng Cái, Quảng Ninh; ICD Hải Linh, Phú Thọ; ICD Tân Cảng Hải Phòng; ICD Đình Vũ - Quảng Bình, Hải Phòng; ICD Hoàng Thành, Hà Nội và ICD Long Biên, ICD Tân Cảng Hà Nam. Khu vực phía Nam có 1 ICD (Cảng cạn Tân cảng Nhơn Trạch) và 9 điểm thông quan nội địa. Miền Trung chưa có ICD nào.

leftcenterrightdel
Các cảng cạn được phát triển theo hướng ưu tiên, khuyến khích đầu tư trên các hành lang qua biên giới gắn với cửa khẩu quốc tế (Nguồn ảnh: baodauthau.vn). 

Theo quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 mới được Bộ GTVT phê duyệt, giai đoạn đến năm 2025, miền Bắc sẽ có các cảng cạn, cụm cảng cạn có công suất khoảng 1,3 - 2,2 triệu TEU/năm; giai đoạn đến năm 2030 khoảng 3,8 - 5,2 triệu TEU/năm.

Khu vực miền Trung - Tây Nguyên có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất xấp xỉ 124.000 - 322.000 TEU/năm, giai đoạn đến năm 2030 khoảng 510.000 - 911.000 TEU/năm.

Khu vực miền Nam với việc tập trung nhiều cụm cảng biển trọng điểm sẽ có nhiều cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất chạm ngưỡng 4,2 - 6,1 triệu TEU/năm. Giai đoạn đến năm 2030, khu vực này sẽ có các cảng lên đến khoảng 9,5 - 13 triệu TEU/năm.

Bộ GTVT cũng cho biết việc phát triển hệ thống cảng cạn sẽ ưu tiên, khuyến khích đầu tư trên các hành lang vận tải qua biên giới gắn với cửa khẩu quốc tế, các hành lang vận tải kết nối với cảng biển lớn ở khu vực phía Bắc (cảng Hải Phòng) và khu vực phía Nam (cảng biển TP. Hồ Chí Minh, Cái Mép - Thị Vải). Trong đó, đặc biệt chú trọng hình thành cảng cạn tại những vị trí kết nối được với hai phương thức vận tải, các khu vực gắn liền hoặc nằm gần các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung, trung tâm logistics cấp I./.

Tin, ảnh KC

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực