Quảng Bình: Chủ động trong hỗ trợ khách hàng tín dụng chính sách do thời dịch COVID-19

Thứ hai, 11/05/2020 16:40
(ĐCSVN) - Trong những tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, PGD NHCSXH huyện Quảng Ninh đã kịp thời chủ động phối hợp với các cấp, ban, ngành và tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phục vụ khách hàng; kịp thời nắm bắt những thiệt hại do dịch COVID-19 đối với hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của khách hàng để có biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn.
NHCSXH giao dịch với khách hàng mùa COVID-19 (Ảnh: PV) 

Cùng người dân vượt khó

Có thể thấy rằng nạn dịch kéo dài đã làm cho hàng trăm lao động các địa phương gặp khó khăn về kinh tế. Để cùng người dân vượt qua thời điểm chung của cả nước, NHCSXH huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp cần thiết, kịp thời, từ đó những vướng mắc, khó khăn của bà con trên địa bàn từng bước được tháo gỡ, từ đó các chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm tiếp tục đạt kết quả đáng khuyến khích.

Chia sẻ với chúng tôi, Phó Giám đốc PGD NHCSXH huyện Quảng Ninh Hoàng Đại Túy, cho biết: Trong những tháng đầu năm 2020, đơn vị đã linh hoạt, chủ động giải ngân cho 815 lượt khách hàng với doanh số cho vay đạt 29.332 triệu đồng. Tổng dư nợ đạt 330.021 triệu đồng, tăng so với đầu năm 1.522 triệu đồng (+0,46%), đạt 99% KH dư nợ giao, với 7.990 hộ còn dư nợ, bình quân dư nợ 41,3 triệu đồng/hộ.

Hoạt động tín dụng chính sách đã góp phần tích cực thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng Nông thôn mới (NTM). Trong đó, góp phần thu hút, tạo việc làm cho 4.780 lao động; hỗ trợ 550 HSSV hoàn cảnh khó khăn vay vốn; xây dựng 8.672 công trình cung cấp nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh ở nông thôn; xây dựng 371 căn nhà cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở; cho vay mua và xây dựng được 9 căn nhà ở xã hội theo Nghị định số 100 của Chính phủ.

Bà Nguyễn Thị Hoài ở thôn Phú Lộc, xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh chia sẻ: Trước đây gia đình tôi chăn nuôi bò, nhưng sau một thời gian chăn nuôi không hiệu quả, nhận thấy công việc vận chuyển hàng hóa trên sông có hiệu quả hơn. Trong lúc đang thiếu vốn đầu tư, chúng tôi được NHCSXH tạo điều kiện vay vốn ưu đãi chương trình hộ mới thoát nghèo 50 triệu đồng để mua đò vận chuyển hàng hóa…

Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Mai Hương ở thôn Dinh Mười, xã Gia Ninh (Quảng Ninh) cho biết: “Giữa tháng 3, dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng vì hoàn cảnh quá khó khăn, tôi lại là trụ cột chính trong gia đình, con nhỏ nên có nhu cầu vay vốn NHCSXH. Tôi được bình xét để lập hồ sơ vay vốn chính sách hộ cận nghèo với số tiền 50 triệu đồng. Từ vốn vay, tôi mua bò để chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình. Khi tình hình dịch bệnh ổn định tôi sẽ trở lại làm công nhân ở Khu công nghiệp. Tin rằng, với vốn vay đầu tư phát triển kinh tế, tôi sẽ sớm trả được nợ và gây dựng đàn bò để ổn định cuộc sống gia đình”.

Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn

Thời gian qua, NHCSXH huyện Quảng Ninh đã cho vay bổ sung để duy trì và khôi phục SXKD với 526 món vay, số tiền là 26.706.000.000 đồng; gia hạn nợ 04món vay với số tiền 200.000.000 đồng.

Bà Đỗ Thị Mùi ở thôn Vĩnh Tuy 1, xã Vĩnh Ninh chia sẻ: “Thời gian qua, tôi được vay 50 triệu đồng hộ nghèo. Theo kỳ hạn cuối tháng 4/2020, gia đình tôi phải hoàn trả số tiền gốc cho ngân hàng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên chúng tôi được ngân hàng cho gia hạn, tạo thuận lợi để gia đình yên tâm SXKD”.

Với tinh thần phục vụ nhân dân, nhằm triển khai các giải pháp hỗ trợ, cho vay đáp ứng kịp thời nhu cầu  vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 có điều kiện sớm khôi phục, tái đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Quảng Ninh:Đã báo cáo chính quyền địa phương, cho phép được tổ chức giao dịch tại xã theo lịch giao dịch cố định của tháng 4/2020 và tổ chức giao dịch bù đối với các xã, phường, thị trấn có lịch giao dịch cố định từ ngày 06/4/2020 đến ngày 16/4/2020

 NHCSXH chủ động xây dựng phương án “Sắp xếp thời gian giao dịch với Tổ trưởng Tổ TK&VV và khách hàng đến giao dịch xã” (Ảnh: PV)

Trước ngày giao dịch xã: NHCSXH chủ động xây dựng Phương án “Sắp xếp thời gian giao dịch với Tổ trưởng Tổ TK&VV  và khách hàng đến giao dịch xã” và chủ động thông báo tới UBND xã, các tổ chức chính trị xã hội, Tổ TK&VV và khách hàng để việc giao dịch không  tập trung quá số lượng người theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 và chỉ thị 05/CT-UBND ngày 27/02/2020 về việc quyết liệt, thực hiện đợt cao điểm phòng chống dịch COVID-19chủ động phối hợp với chính quyền các xã, phường, thị trấn và các đơn vị theo dõi, nắm bắt diễn biến, mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của khách hàng để tổ chức thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. Theo đó, với khách hàng vay vốn chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, dẫn đến khó khăn chưa trả được nợ gốc đến hạn, NHCSXH sẽ gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, cho vay bổ sung để giúp khách hàng khôi phục sản xuất, kinh doanh.

Xử lý nợ rủi ro đối với khách hàng vay vốn, chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo quy định, nếu đủ điều kiện xử lý nợ bị rủi ro. Điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ cho khách hàng đang điều trị bệnh, hoặc cách ly y tế do dịch COVID-19 theo quyết định của cấp có thẩm quyền, không giao dịch được với NHCSXH và chưa trả nợ gốc đến hạn.

Song song với đó, Phòng giao dịch cũng đã chủ động triển khai các biện pháp để phòng tránh sự lây nhiễm của dịch bệnh như: đảm bảo vệ sinh môi trường; thường xuyên khử trùng, sát khuẩn, vệ sinh các khu vực giao dịch, trang bị nước rửa tay sát khuẩn, khai báo y tế và trang bị khẩu trang y tế miễn phí đến tất cả cán bộ nhân viên và khách hàng đến giao dịch.

Hiền Phương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực