Chủ động, khẩn trương triển khai các biện pháp bảo hộ công dân Việt Nam tại Hàn Quốc

Chủ nhật, 23/02/2020 21:20
(ĐCSVN) - Chủ động, khẩn trương triển khai các biện pháp bảo hộ công dân Việt Nam tại Hàn Quốc; Nông sản qua cửa khẩu vẫn ì ạch; Đưa hai ngư dân gặp nạn trên quần đảo Trường Sa về đất liền cấp cứu ngay trong đêm; Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh đối với siêu thị, công viên, khu du lịch… là những thông tin đáng chú ý trong ngày 23/2.
leftcenterrightdel
 Phun thuốc khử trùng tại một khu chợ ở thành phố Daegu, Hàn Quốc nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. (Ảnh: AFP/TTXVN)
 

Bộ Ngoại giao chủ động, khẩn trương triển khai các biện pháp bảo hộ công dân Việt Nam tại Hàn Quốc

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao đã chủ động và khẩn trương triển khai các biện pháp bảo hộ công dân Việt Nam tại Hàn Quốc. Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, hiện có khoảng 200.000 công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và lao động tại Hàn Quốc, riêng tại thành phố Daegu là 8.285 người, tại tỉnh Gyeongsangbuk là 18.502 người (trong đó có 333 người tại quận Cheongdo).

Theo chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đã mở đường dây nóng bảo hộ công dân là +82 106 315 6618, trực 24/24, sẵn sàng tiến hành các biện pháp hỗ trợ và bảo hộ công dân trong trường hợp cần thiết. Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc cũng công bố số điện thoại hỗ trợ là +82 103 248 6886 để người lao động Việt Nam có thể liên hệ khi cần sự trợ giúp.

Đại sứ quán đã chủ động thiết lập kênh liên lạc với các đầu mối cộng đồng ở các khu vực dịch bệnh để thường xuyên cập nhật tình hình, kịp thời hỗ trợ công dân. Qua nắm tình hình, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cho biểt, đến nay tình hình sức khỏe của cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc vẫn ổn định, chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19.

Bộ Ngoại giao cũng đã đề nghị phía Hàn Quốc có các biện pháp đảm bảo y tế, an ninh, an toàn và hỗ trợ cho công dân Việt Nam tại Hàn Quốc, nhất là tại các khu vực có dịch.

Để nhận được sự hỗ trợ trong trường hợp cần trợ giúp, công dân Việt Nam liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc là +82 106 315 6618 hoặc số điện thoại Tổng đài Bảo hộ Công dân là +84 981 84 84 84./.

*Theo số liêu do Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bê%3ḅnh Hàn Quốc (KCDC) công bố ngày 23/2, đã có hơn 600 ca được xác nhâ%3ḅn nhiễm bênh (đã có 6 ca tử vong), trong đó, hơn 50% số ca có liên quan đến các thành viên của giáo phái Shincheonji và những người đã tiếp xúc gần với họ.

Cũng trong ngày 23/2, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (Mun Chê In) thông báo chính quyền đã nâng cảnh báo về dịch bệnh lên mức cao nhất (mức đỏ) trong bối cảnh dịch bệnh đang lây lan nhanh chóng tại nước này.

leftcenterrightdel
 Người dân chủ động phòng, chống dịch COVID-19 bằng cách đeo khẩu trang khi đi chợ, siêu thị. (Ảnh: TTXVN)
 

Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh đối với siêu thị, công viên, khu du lịch...

Trước tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (COVID – 19) diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 831/BYT-MT khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh COVID -19 đối với trung tâm thương mại siêu thị, công viên, khu du lịch (gọi tắt là khu dịch vụ). Theo đó, tất cả người lao động, người làm việc, người bán hàng trong thời gian làm việc tại khu dịch vụ và khách hàng cần theo dõi sức khỏe của bản thân và có biện pháp chủ động phòng ngừa. Người làm việc tại các vị trí phải tiếp xúc với khách hàng, người dân cần đeo khẩu trang đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Hạn chế bắt tay, hạn chế tiếp xúc với khách hàng khoảng cách dưới 1m (nếu có thể). Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch tại các thời điểm: trước khi vào làm việc, sau giờ nghỉ giải lao, trước và sau khi ăn, trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi, khi tay bẩn, sau khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Tại các địa điểm này, cần khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như chai xịt tẩy rửa đa năng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc có chứa ít nhất 60% cồn. Đối với nền nhà, tường, bàn ghế, các đồ vật trong phòng, gian bán hàng, khu chơi của trẻ em, khu vệ sinh chung: khử khuẩn ít nhất 1 lần/ngày. Đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, nút bấm thang máy, tay vịn lan can: khử khuẩn ít nhất 4 lần/ngày. Tăng cường thông khí tại các phòng, gian bán hàng, khu vui chơi... của khu dịch vụ bằng cách mở cửa ra vào và cửa số hoặc các giải pháp phù hợp khác; hạn chế sử dụng điều hòa.

Các đơn vị cần tổ chức tập huấn cho tất cả người lao động, làm việc, bán hàng tại khu dịch vụ về việc thực hiện khuyến cáo của Bộ Y tế và các hướng dẫn khác.

Khi có trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần thực hiện cách ly ngay đồng thời thông báo cho cơ quan y tế địa phương (thông qua đường dây nóng 19003228 hoặc 19009095).

leftcenterrightdel
 Xe hàng qua Cửa khẩu Kim Thành. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)
 

Nông sản qua cửa khẩu vẫn ì ạch

 Theo thống kê nhanh từ Bộ Công Thương, tính đến 12h ngày 23/2, tại cửa khẩu Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) đã xuất khẩu 171 xe nông sản, hoa quả, linh kiện điện tử, hàng may mặc và còn tồn 365 xe nông sản gồm: mít, thanh long, xoài, nhãn, ớt và linh kiện điện tử. Đồng thời, cửa khẩu này cũng đã nhập khẩu 189 xe linh kiện điện tử, máy móc, đồ sứ, thủy tinh, hàng may mặc... 

Ngoài ra, tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) đã xuất khẩu 13 xe thanh long, dưa hấu; nhập khẩu 18 xe nông sản như: dưa vàng, đỗ xanh, hành, khoai tây, lạc củ, nấm tươi, tỏi... Tuy nhiên, tại đây vẫn tồn 107 xe nông sản, chủ yếu là thanh long, dưa hấu đang chờ làm thủ tục xuất khẩu.

Đáng lưu ý, tại cửa khẩu Cốc Nam (Lạng Sơn) không phát sinh và tồn 11 xe bao gồm: lạc, hàng tạp hóa, da bò, mỹ phẩm, cá basa đông lạnh.
Cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn) cũng tồn 3 xe gồm: thạch đen và hạt tiêu.

Theo Bộ Công Thương, nguyên nhân xuất khẩu chậm, hàng tồn nhiều tại cửa khẩu Tân Thanh là do lực lượng bốc xếp bên phía Trung quốc rất ít và cửa khẩu này chưa khôi phục hình thức trao đổi cư dân biên giới.

leftcenterrightdel
 Bệnh nhân được vận chuyển lên trực thăng đưa về đất liền cấp cứu. (Nguồn: TTXVN phát)
 

Đưa hai ngư dân gặp nạn trên quần đảo Trường Sa về đất liền cấp cứu ngay trong đêm

 Sáng 23/2, thông tin từ Bệnh viện Quân y 175 – Bộ Quốc phòng, Tổ cấp cứu hàng không của đơn vị này vừa thực hiện chuyến bay ngay trong đêm đưa 2 ngư dân gặp nạn trên quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) về đất liền cấp cứu.

Bệnh nhân Nguyễn Kim Phi, ngư dân đang khai thác hải sản trên ngư trường Trường Sa có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc ăn uống, có nguy cơ sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan. Bệnh nhân Nguyễn Chàm (sinh 1986, làm nghề lặn biển), mắc hội chứng giảm áp mức độ nặng, diễn tiến sốc giảm thể tích (giảm thể tích tuần hoàn đột ngột), suy đa cơ quan kèm biểu hiện liệt tứ chi.

Sau khi được đưa về đất liền an toàn và chuyển ngay đến Bệnh viện Quân y 175, bệnh nhân Nguyễn Kim Phi được chỉ định chụp CT (cắt lớp vi tính) để đánh giá tổn thương các cơ quan trong ổ bụng. Còn bệnh nhân Nguyễn Chàm được chụp cộng hưởng từ MRI sọ não, cột sống để đánh giá tổn thương thần kinh và chụp CT ổ bụng, ngực đánh giá tổn thương mạch máu và phổi. Hiện 2 bệnh nhân đang được các bác sỹ Bệnh viện Quân y 175 hội chẩn và lên phương án điều trị tích cực.

VL (T.hợp)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực