Cần có biện pháp xử lý phụ phẩm sau thu hoạch lúa

Thứ tư, 18/12/2013 16:02

(ĐCSVN) - Những năm gần đây, tại các khu vực ngoại thành thường xuất hiện tình trạng đốt rơm rạ sau khi thu hoạch gây ra hiện tượng khói, bụi ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và hoạt động của các khu vực tập trung đông dân cư. Hà Nội và các vùng phụ cận là địa bàn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng này.

Vào mùa gặt, việc đốt rơm rạ tại đồng đã trở nên
khá phổ biến tại nhiều khu vực ngoại thành Hà Nội
.

Tuốt lúa trên đường giao thông là một trong những nguyên nhân gây mất an toàn giao thông
trên các con đường liên huyện, liên xã ở nhiều địa phương.

Không chỉ làm giảm tuổi thọ của các con đường mà còn
tiềm ẩn nguy cơ gây ra những vụ tai nạn giao thông.

Rơm rạ là nguồn nguyên liệu để sản xuất nấm ăn, phục vụ xuất khẩu và dược liệu; có thể chế biến thành chất cải tạo đất với giá thành hợp lý...

Tuy nhiên, hiện tượng đốt rơm rạ trên đường giao thông như thế này không hề giảm.

Tro than, chất thành núi... gặp mưa, chảy xuống sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước.

Việc đốt rơm cũng phá vỡ sự cân bằng tự nhiên, các khí CO2, CO, CH4, Oxit Nito,… khi đốt sẽ làm ô nhiễm không khí, tiềm ẩn gây bệnh tật cho con người.

Theo Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI), trong 1 tấn rơm chứa 5-8kg đạm; 1,2kg lân; 20kg kali; 40kg silic và 400kg carbon. Do vậy, đốt bỏ rơm rạ cũng có nghĩa là một sự lãng phí vì đã bỏ đi một lượng phân bón, chất dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, hạn chế sự lãng phí tài nguyên, hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững, các ngành chức năng cần góp sức cùng bà con nông dân xử lý tốt các phụ phẩm sau khi thu hoạch.

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực