Nước - Nhu cầu thiết yếu với người dân vùng cao

Thứ hai, 23/12/2013 09:08

(ĐCSVN) - Nước sạch là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người, nguồn tài nguyên thiên nhiên này có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt của người dân vùng cao.

Những bức ảnh sau đây thể hiện vai trò quan trọng của nguồn nước cũng như nước sạch nước đối  với đời sống, sinh hoạt thường ngày của người dân nông thôn vùng cao.

Được sử dụng nước sạch là niềm khát khao của người dân sống ở nông thôn vùng cao. Việc nâng công suất của các trạm cấp nước, đầu tư hệ thống đường ống dẫn nước để đưa nguồn nước và nước sạch đến từng hộ gia đình ở vùng sâu là việc làm thiết thực để đáp ứng nhu cầu của người dân. Trong ảnh là cảnh lấy nước canh tác tại bản người Thái, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

Tại Suối Giàng, tỉnh Yên Bái, để có nước sạch sử dụng người dân phải dùng máng để đưa nước về, thông thường mỗi máng này dẫn nước về cho 5-6 hộ dân sử dụng. Đây cũng là cách lấy nước đã tồn tại lâu nay trong đời sống của dân tộc H. Mông.

Sinh sống tại một xã vùng cao thiếu nước, nên mỗi khi có mưa, có nước, những người thợ cầy dân tộc Dao lại tranh thủ  tận dụng thời điểm này  để canh tác cho kịp mùa vụ. Bức ảnh ghi lại tại một thửa ruộng vùng cao thôn Nậm Chậu, xã Nậm Lành (tỉnh Yên Bái).

Hà Giang một trong những nơi có lượng mưa lớn nhất trong cả nước, tuy nhiên do địa hình chia cắt, núi đá tai mèo nên lượng nước sinh thủy thấp, do đó đây cùng là nơi có 4 huyện vùng cao núi đá thường xuyên thiếu nước...

Rãnh thoát nước từ trên núi chảy qua những làng bản ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng cũng là nơi tắm giặt của người dân bản địa.

Những đứa trẻ xã Mù Sang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu không chỉ phụ giúp gia đình việc nương rẫy mà ngày ngày còn địu về những can nước.

cái khát dẫn tới cái nghèo tại xã Mù Sang.

Bên cạnh việc thiếu nước, nhiều bản làng nông thôn vùng sâu, vùng xa, đồng bào các dân tộc thiểu số có tập quán sử dụng nguồn nước từ sông, suối, mương, hệ thống nước tự chảy, nước mưa để ăn uống, sinh hoạt và đây cũng là nguyên nhân của những trường hợp bị ngộ độc, dịch bệnhNước ngọt là tài nguyên có tái tạo, nhưng cần sử dụng cân bằng nguồn dự trữ và tái tạo, để tồn tại và phát triển sự sống lâu bền.

Xã Phong Minh là vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lục Ngạn với 7 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Được Nhà nước đầu tư gần 9 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, công trình cấp nước tập trung liên xã Phong Minh – Phong Vân đã khởi công năm 2008. Đến tháng 9-2009, dòng nước mát lần đầu tiên đã đến hộ dân, mang lại niềm vui cho bà con nơi đây.

Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn từ năm 2006 đến nay đã giúp nhiều người dân vùng cao được tiếp cận với nguồn nước sạch trong sinh hoạt, điều này đã tạo ra những hiệu qủa tích cực đến việc xóa đói giảm nghèo trong cả nước.


Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực