Bangladesh đối phó với biến đổi khí hậu

Thứ sáu, 22/01/2010 17:46

(ĐCSVN) – Ngày 21/1, Bộ trưởng Môi trường và Tài nguyên rừng của Bangladesh, Hasan Mahmud, đã tuyên bố cho biết chính phủ nước này hiện đang triển khai xây dựng các kế hoạch hành động trong dài hạn để bảo vệ đất nước chống lại hiệu ứng của hiện tượng biến đổi khí hậu.

 

Hàng triệu người dân Bangladesh đang đứng trước mối đe dọa mực nước biển dâng cao (Ảnh tư liệu) 

Hãng thông tấn quốc gia BSS dẫn lời Bộ trưởng Hasan Mahmud cho biết: “Do ảnh hưởng bởi hiện tượng nóng lên của khí hậu, mực nước biển có thể sẽ tăng lên từ 0,8 đến 1,3m trong giai đoạn từ nay đến năm 2021. Điều này có thể dẫn tới hệ quả là từ 20 đến 25 triệu người dân sống trong các khu vực ven biển sẽ có thể buộc phải di cư sau năm 2050”.

Thêm vào đó, cơ quan môi trường của Bangladesh cũng đã thiết lập một kế hoạch hành động phối hợp về biến đổi khí hậu trong khuôn khổ Chương trình quản lý các thảm họa tự nhiên của Bộ Lương thực và Quản lý thảm họa. Kế hoạch này đã, đang và sẽ triển khai áp dụng nhiều việc làm cụ thể để đối mặt với các hiệu ứng do biến đổi khí hậu gây ra.

Cũng theo ông Mahmud, chính phủ Bangladesh đã thiết lập một nguồn quỹ dành để ứng phó với biến đổi khí hậu trị giá 7 tỷ tacca (100 triệu USD) với mục đích giảm thiểu nguy cơ tiêu cực do biến đổi khí hậu. Ông cũng bày tỏ hy vọng rằng các biện pháp tăng cường này sẽ đóng góp nhiều vào việc giảm thiểu các nguy cơ liên quan tới những biến động bất thường của thời tiết này.

Cho tới thời điểm hiện tại, khoảng ½ diện tích lãnh thổ của Bangladesh nằm trên mực nước biển không quá 10m. Quốc gia này cũng thường xuyên phải đối mặt với lũ lụt do các sông băng ở dãy núi Himalaya tan chảy ngày càng nhanh. Dự đoán, lốc xoáy ở quốc gia này cũng sẽ xảy ra thường xuyên hơn trong những năm tới do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Điều này dẫn tới những cuộc di dân hàng loạt của người dân tới thủ đô Dhaka của Bangladesh vốn đã rất đông đúc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực