Căn bệnh ung thư khiến các nền kinh tế BRICS thiệt hại hàng chục nghìn tỷ USD mỗi năm

Thứ năm, 01/02/2018 13:32
Báo cáo mới của LHQ cho biết những ca chết trẻ do mắc bệnh ung thư đang khiến Nhóm các nền kinh tế mới nổi (gọi tắt là BRICS) thiệt hại mỗi năm hàng chục nghìn tỷ USD. Trước thực trạng này, LHQ nhấn mạnh sự cần thiết phải có những chiến lược cụ thể cho cả công tác phòng ngừa lẫn điều trị cho những người mắc căn bệnh tử thần này.
Ảnh minh họa. Nguồn: WTO.

Báo cáo nghiên cứu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện cho thấy căn bệnh ung thư khiến cho các nước Braxil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi thiệt hại năng suất tương đương 46,3 tỷ USD trong năm 2012 (nước gần đây nhất cả bốn nước này công bố dữ liệu về số người mắc bệnh ung thư). Bà Alison, Pearce (A-li-xơ Pi-át-xơ), tác giả phụ trách nghiên cứu, cho biết tác động kinh tế của căn bệnh ung thư đối với các nền kinh tế đang phát triển nhanh không chỉ cho thấy rõ cái giá đắt mà căn bệnh này gây ra đối với sinh mạng con người và tác động đối với nền kinh tế, mà còn nhấn mạnh "tính khẩn cấp của công tác phòng ngừa ung thư tại những nước này".

Nhóm BRICS chiếm hơn 40% dân số thế giới và 1/4 GDP toàn cầu. Tuy nhiên, những nước này cũng chiếm 42% ca tử vong do ung thư trên toàn cầu. WHO cho rằng sở dĩ tỷ lệ người mắc bệnh ung thư tại các nước BRICS cao một phần do tăng trưởng kinh tế nhanh chóng kéo theo những cách sống mới như khẩu phần ăn thay đổi, thiếu hoạt động cơ thể, mắc bệnh béo phì...

Theo nghiên cứu trên, Trung Quốc chịu thiệt hại năng suất 28 tỷ USD - mức cao nhất trong nhóm. Quốc gia đông dân nhất thế giới này bị ảnh hưởng đặc biệt bởi bệnh ung thư gan, với tình trạng phổ bién lây nhiễm virus viêm gan B. Trong khi đó, các nhân tố liên quan đến cách sống là "thủ phạm" gây ung thư ở Nga, Nam Phi và Brazil - tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn, hút thuốc và số người béo phì gia tăng nhanh (tương ứng với từng nước). Riêng tại Ấn Độ, sử dụng thuốc lá nhai là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những ca chết trẻ do mắc bệnh ung thư miệng và vòm họng.

Do đó, trong thông cáo báo chí công bố nghiên cứu trên, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) trực thuộc WHO khuyến cáo những nước này cần có một cách tiếp cận mang tính đặc thù đối với chính sách kiểm soát bệnh ung thư. IARC khuyến cáo rằng tập trung vào việc kiểm soát thuốc lá, các chương trình tiêm chủng, xét nghiệm ung thư sớm, cộng với sự tiếp cận việc điều trị ung thư thỏa đáng, sẽ đem lại những lợi ích đáng kể về kinh tế và sức khỏe cho các nước BRICS. IARC cũng nhấn mạnh rằng những chính sách gây ảnh hưởng lên lối sống và làm giảm nguy cơ ung thư cũng là chìa khóa quan trọng.

Ông Christopher Wild (Chri-xtô-phơ Oai), Giám đốc IARC, cho biết nghiên cứu trên phát đi thông điệp quan trọng rằng "đầu tư vào công tác phòng ngừa bệnh ung thư không chỉ tiết kiệm được chi phí và cứu được mạng sống của con người mà còn là đòn bảy hiệu quả của sự phát triển kinh tế bền vững"./. 

Theo TTXVN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực