Các nước đẩy nhanh nỗ lực sản xuất vaccine

Thứ năm, 13/08/2020 06:51
(ĐCSVN) – Ngày 13/8, thế giới ghi nhận hơn 20,7 triệu ca nhiễm COVID-19. Nhằm đối phó với tình hình dịch bệnh, các nước hiện đang đẩy nhanh nỗ lực sản xuất vaccine.

Một nhà khoa học Nga tại Viện Gamaleya trong quá trình sản xuất và thử nghiệm vaccine Sputnik V (Ảnh: Reuters)

 

Trong đó, Bộ Y tế Nga đã thông báo thời điểm ra mắt lô vaccine phòng COVID-19 đầu tiên, mang tên "Sputnik-V",  trong vòng hai tuần tới. Theo Bộ trưởng Murashko, mặc dù việc đáp ứng nhu cầu của người dân Nga là ưu tiên hàng đầu, nhưng vaccine cũng có thể được xuất khẩu. Trong khi đó, cũng như nhiều nước khác, Israel đang xem xét nhập khẩu vaccine của Nga. Bản thân Israel cũng đang phát triển một loại vaccine phòng COVID-19 tiềm năng và dự kiến thử nghiệm trên người vào tháng 10 tới. Ngoài ra, nước này cũng đã ký thỏa thuận với các công ty Moderna và Arcturus Therapeutics của Mỹ để có phương án mua các loại vaccine tiềm năng.

Ngày 12/8, Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto cho biết chính phủ nước này dành khoản ngân sách trị giá 5.000 tỷ rupiah (khoảng 339 triệu USD) trong năm nay để sản xuất vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang được thử nghiệm lâm sàng. Hiện các công ty của Indonesia và Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng đối với vaccine nói trên. Dự kiến, Indonesia sẽ bắt đầu sản xuất vaccine vào tháng 10 tới.

Cùng ngày, Viện Robert Koch (RKI) của Đức cho rằng vaccine đầu tiên ngừa COVID-19 khả năng được sản xuất vào mùa thu, song cảnh báo có thể mất một thời gian dài để kiểm soát được đại dịch.

 Trong khi việc nghiên cứu các loại vaccine vẫn đang được tiếp tục thì số ca mắc COVID-19 trên toàn thế giới tiếp tục không ngừng gia tăng. Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 13/8 cho thấy, chỉ trong ngày hôm qua, thế giới ghi nhận thêm 247.660 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 20.759.446. Thế giới có thêm 6.064 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong trên toàn cầu vì COVID-19 lên 750.973 ca. Hiện có 13.671.601 ca đã bình phục, 6.336.872 ca đang được điều trị tích cực và 64.640 ca vẫn trong tình trạng nghiêm trọng.

Số ca mắc bệnh tại Mỹ - ổ dịch lớn nhất thế giới đã lên đến 5.353.285 ca sau khi nước này có thêm 47.328 ca mắc mới trong ngày hôm qua. Cường quốc hàng đầu thế giới đã ghi nhận 168.888  ca tử vong, 2.799.670          ca bình phục. Sau Mỹ là Brazil với 3.164.785 ca mắc COVID-19 và 104.201 ca tử vong. Tiếp đến là Ấn Đô%3ḅ với 2.395.471 ca mắc và 47.138 ca tử vong.

Châu Âu hiện ghi nhận 3.105.830 ca mắc COVID-19, trong đó có 207.187 ca tử vong. Nga, Tây Ban Nha, Anh là ba quốc gia dẫn đầu danh sách số ca mắc COVID-19 trong khu vực với lần lượt số ca mắc bệnh là 902.701; 376.864  và 313.798.

Số ca mắc COVID-19 tại Bắc Mỹ đã tăng lên 6.298.426  ca sau khi khu vực này ghi nhận thêm 56.971 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Hiện đã có 239.977 ca tử vong được ghi nhận ở khu vực này. Mỹ chiếm tới hơn 85% số ca mắc COVID-19 ở khu vực này. Tiếp theo đó là Mexico với 492.522 ca nhiễm, 53.929 ca tử vong. Canada cũng ghi nhận con số 120.633 ca nhiễm, trong đó 9.004 ca đã tử vong.

Tại Mexico, theo thống kê chính thức, nước này có tổng cộng 78 bệnh nhân COVID-19 trên 100 tuổi, trong số đó 23 người đã không qua khỏi. Nếu như giới chuyên gia cho rằng nhóm người cao tuổi có nguy cơ tử vong cao nếu mắc COVID-19, thì những gì diễn ra tại Mexico lại chứng minh điều ngược lại khi có tới 53 bệnh nhân ở độ tuổi từ 100 -118 đã chiến thắng căn bệnh này. Một trong những bệnh nhân đặc biệt nhất là người đàn ông 118 tuổi sống tại bang Tabasco. Ông đã bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh vào tháng trước, song do cơ thể không có bệnh lý nền nên nguy cơ tử vong đối với bệnh nhân này là không cao và ông cũng không cần điều trị nhiều về y tế.

Số ca mắc COVID-19 tại châu Á đã lên tới 5.299.957 sau khi có thêm 93.059 ca mắc mới trong 24 giờ qua. Khu vực này đã ghi nhận tổng số 114.130 ca tử vong. Trongđó, hiện Philippines là quốc gia có số ca mắc bệnh cao nhất khu vực Đông Nam Á. Ngày 12/8, Bộ Y tế Philippines cho biết trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận 4.444 ca mắc mới và 93 ca tử vong vì dịch bệnh, nâng tổng số ca mắc và tử vong lên lần lượt là 143.749 và 2.404 ca. Vùng đô thị Manila là địa phương có số ca mắc mới trong ngày cao nhất với 2.168 ca, trong khi địa phương cao thứ hai là tỉnh Laguna ghi nhận 233 ca mắc mới. Cùng ngày, Indonesia thông báo thêm 1.942 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại quốc gia này lên 130.718 ca. Trong khi đó, số ca tử vong cũng tăng lên 5.903 ca, thêm 79 ca so với một ngày trước đó. Đây là số ca tử vong cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Tại Đông Bắc Á, tình hình dịch ở Nhâ%3ḅt Bản cũng diễn biến phức tạp. Ngày 12/8, chính quyền thành phố Tokyo xác nhâ%3ḅn thêm 222 ca nhiễm, tăng so với mức 188 ca mới trong ngày trước đó, 197 ca trong ngày 10/8, và 331 ca trong ngày 9/8. Tokyo và nhiều thành phố lớn khác ở Nhâ%3ḅt Bản, trong đó có Osaka, đang tiếp tục chứng kiến số ca nhiễm tăng cao, kể từ khi chính phủ dỡ bỏ hoàn toàn lê%3ḅnh phong tỏa toàn quốc hồi cuối tháng 5.

Nam Mỹ ghi nhận 4.953.393 ca nhiễm sau khi có thêm 67.766 ca nhiễm mới trong ngày qua,  trong đó có 165.016 ca đã tử vong. Brazil vẫn là quốc gia đứng đầu khu vực về số ca nhiễm và ca tử vong với con số lần lượt là 3.164.785 và 104.201. Riêng trong 24 giờ qua, quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận thêm 52.392 ca nhiễm, 1.102  ca tử vong.

Châu Phi ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày hôm qua là 7.871, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên  1.076.964,  trong đó 24.270 ca đã tử vong. Nam Phi là quốc gia có số ca nhiễm nhiều nhất khu vực với 568.919 ca, trong đó 11.010 ca đã tử vong.

Châu Đại Dương có thêm 496 ca nhiễm mới trong ngày hôm qua, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 ở khu vực này lên 24.155 ca, trong đó có 378 ca tử vong. Trong số các ca mắc mới của khu vực này trong 24 giờ  qua, Australia có tới 414 ca, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 22.127, trong đó có 352 ca tử vong./.

Kiều Giang

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực