Tạo cơ hội mới cho Nhà máy Gang thép Thái Nguyên

Thứ sáu, 29/11/2019 09:58
(ĐCSVN) – Những ngày này, tập thể người lao động của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên mong chờ nhất việc cho khởi động lại dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy Gang thép Thái Nguyên.
leftcenterrightdel
Hàng hóa ra vào nhà máy 

Sở dĩ có mong muốn như vậy vì trên thực tế dự án này đã “nằm chờ” rất lâu vì nhiều lý do khác nhau. Xin được nhắc lại đôi nét về quá trình hình thành: Dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy Gang thép Thái Nguyên được khởi động từ năm 2005 do Công ty Gang thép Thái Nguyên (Tisco) là chủ đầu tư với tổng mức đầu tư (TMĐT) ban đầu là 3.843 tỷ đồng, được chia thành 2 gói thầu, trong đó gói thầu chính là EPC dây chuyền công nghệ luyện kim có giá trị 160,9 triệu USD, được thực hiện bởi nhà thầu là Tập đoàn Xây lắp Luyện kim Trung Quốc. Hợp đồng có hiệu lực từ tháng 9/2007, thời gian thực hiện hợp đồng là 30 tháng.

Tuy nhiên, sau khi ký hợp đồng, do bối cảnh chung khi đó là giá nguyên vật liệu đầu vào tăng dẫn đến nếu duy trì hợp đồng như cũ thì không khả thi nên sau một thời gian thực hiện, đến tháng 5/2013 Tisco nâng mức TMĐT lên hơn 8.100 tỷ đồng, tăng hơn 4.200 tỷ đồng với thời gian thực hiện đến hết năm 2014. Sau thời điểm này, vì nhiều lý do khiến chưa thể bố trí nguồn vốn dẫn đến việc dự án bị dừng lại từ đó đến nay.

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019 của Tisco, dù nợ được tiết giảm so với cùng kỳ nhưng tình hình mất cân đối tài chính vẫn tồn tại. Tổng nợ hiện nay của doanh nghiệp là 8.039 tỷ đồng, bao gồm nợ ngắn hạn là 5.119,5 tỷ đồng, nợ dài hạn là 2.919 tỷ đồng.Tuy nhiên đó chỉ là một mặt của vấn đề. Vấn đề đặt ra ở đây là cần sớm thực hiện việc thoái vốn nhà nước như phương án của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước xin ý kiến các bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ.

Tính từ ngày khởi động đến nay đã là 14 năm, nhưng Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên vẫn còn dang dở. Việc dự án nằm chờ quá lâu đã kéo theo nhiều hệ lụy...

Vì vậy, với doanh nghiệp này, việc để dự án “đắp chiếu” kéo dài như hiện tại thực sự là một sự lãng phí trong khi cơ hội thoái vốn đã mở ra trước mắt.

Trước vấn đề này, một số chuyên gia cho rằng trên cơ sở khoanh nợ trong một thời gian thì việc “tái sinh” dự án sau thoái vốn là điều khả thi,  tạo cơ hội để doanh nghiệp có thể vượt khó, phục hồi và phát triển trong thời gian tới./.

Thảo Minh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực