“Hòa giải ở cơ sở: Kinh nghiệm từ một số địa bàn ở Việt Nam”

Thứ tư, 08/07/2020 22:05
(ĐCSVN) – Ngày 8/7, Hội Bảo trợ Tư pháp cho người nghèo Việt Nam (VIJUSAP) tổ chức Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu về đề tài “Hòa giải ở cơ sở: Kinh nghiệm từ một số địa bàn thực hiện dự án của Quỹ thúc đẩy sáng kiến tư pháp (JIFF)”, do Oxfam quản lý và vận hành.

Nghiên cứu “Hòa giải ở cơ sở: kinh nghiệm từ một số địa bàn thực hiện dự án của Quỹ Thúc đẩy Sáng kiến Tư pháp (JIFF)” dựa trên thực tiễn cơ sở kết hợp với phân tích chính sách để nhận diện vấn đề và đưa ra các đề xuất cải thiện. Nghiên cứu được thực hiện với 182 cán bộ hòa giải ở cơ sở (HGCS) và 18 người dân tại 12 xã thuộc sáu huyện của Hòa Bình, Hà Nội, Quảng Bình và Đồng Tháp nằm trong địa bàn hoạt động của Quỹ JIFF.

Các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn tại Hội thảo (Ảnh: HNV) 

Thông tin về hoạt động HGCS, TS. Tạ Thị Minh Lý, Chủ tịch Hội Bảo trợ Tư pháp cho Người nghèo Việt Nam cho hay, chính quyền tại các địa bàn khảo sát thường hợp lý hóa cách bỏ phiếu theo Luật định bằng cách giao MTTQ thông qua danh sách hòa giải viên (HGV) tại các cuô%3ḅc họp của thôn xóm. Danh sách tham gia tổ HGCS thường gồm bí thư chi bô%3ḅ của thôn, trưởng thôn, các thành viên chi hội của các đoàn thể chính trị xã hội ở xã và mời thêm một số người có uy tín trong cộng đồng. Sự tham gia theo hướng kiêm nhiệm vị trí vào HGCS tạo ra tính luân phiên, thay đổi liên tục thành viên của tổ HGCS ở địa phương theo sự thay đổi của các thành viên đoàn thể xã hội. Vì thế, số lượng HGV thường không ổn định, gây ra khó khăn trong quá trình tập huấn, nâng cao năng lực hòa giải.

Kết quả khảo sát với 182 cán bộ HGCS cho thấy, 94% khẳng định tập huấn sẽ giúp ích cho họ trong thực hiện công việc HGCS; 41% trả lời chưa bao giờ được tập huấn.

Cũng theo TS Tạ Thị Minh Lý, hình thức truyền thông, phổ biến luật HGCS phù hợp nhất đó là: thông qua các cuộc họp tại cụm dân cư, tổ dân phố (27.7%); qua các đoàn thể chính trị xã hội và tổ chức xã hội tại cộng đồng (20.1%); loa phát thanh 15.2%...

Tại Hội thảo, các đại biểu đã kiến nghị, phải rà soát, điều chỉnh tinh gọn các nguyên tắc, đưa ra các nguyên tắc quan trọng nhất, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ triển khai và áp dụng; xác định phạm vi HGCS cụ thể và rõ ràng hơn, tạo điều kiện cho HGV có thể hiểu và dễ dàng nắm bắt (có thể đi kèm “vụ việc mẫu để dễ hình dung, dễ triển khai), đặc biệt là các HGV ở các vùng còn nhiều khó khăn trong tiếp cận thông tin và ít được tập huấn; Cần quy định rõ một số kỹ năng cần thiết trong hoạt động HGCS; Chuẩn hóa và có thể đưa một số quy định trong Nghị định 15 vào Luật như các vấn đề về tổ chức, quy trình hoạt động và kinh phí HGCS.

Đáng chú ý là cần sửa đổi các điều luật về cơ cấu tổ HG, tăng số HGV tự do, điều chỉnh phù hợp vai trò của các đoàn thể xã hội và các tổ chức xã hội trong quá trình bầu HGV, đẩy mạnh XHH, khuyến khích & mở rộng hơn cho người dân tham gia tổ HG, cho phép các nhóm cộng đồng cùng thực hiện công tác HG hoặc gắn liền với tổ HG nếu như các thành viên này được cộng đồng bầu ra và đủ năng lực thực hiện HG. Có thể xem xét sửa đổi tên gọi Biên bản hòa giải bằng Thỏa thuận HG, Sổ thụ lý vụ việc bằng Sổ ghi chép để phù hợp hơn với thực tiễn và nhận thức, tập quán cũng như trình độ của người dân…

Ngoài ra, cần hướng dẫn hỗ trợ kinh phí theo vụ, việc một cách phù hợp, không nhất thiết theo biên bản hòa giải thành; Hướng dẫn cách vào Sổ và viết bản Thỏa thuận theo hướng đảm bảo theo dõi và giám sát các vụ, việc có yếu tố phức tạp, nghiêm trọng, đặc biệt các vụ, việc liên quan tới phụ nữ, trẻ em và nhóm yếu thế trong xã hội; Đưa ra các quy định về tài liệu và phương pháp tập huấn HGV phù hợp với trình độ và năng lực, cách thức tổ chức tập huấn ngay tại cộng đồng và xã; Cần mở rộng thành phần và hình thức của tổ HG, cân bằng giới nhằm đảm bảo công bằng cho nhóm yếu thế, đặc biệt là phụ nữ; Tăng cường các hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm thực tế theo vụ, việc và cách thức áp dụng pháp luật tại các tổ hòa giải để HGV có thêm kiến thức, kỹ năng và đảm bảo kinh phí cho hoạt động HGCS, chính quyền địa phương nên có hình thức hỗ trợ chi phí cơ bản cho các tổ HGCS.

Hình ảnh thực tế một cuộc hòa giải ở cơ sở (Ảnh: BTC) 

Thúc đẩy đưa ra các sáng kiến đa dạng hình thức, cách thức và tổ chức hòa giải, giải quyết mâu thuẫn, tìm hiểu và hỗ trợ nhóm yếu thế trong quá trình thực hiện HGCS; trực tiếp tham gia phiên họp tổ hòa giải khi có các thành viên liên quan hoặc về nhóm đối tượng đang được quan tâm.

Cải tiến tài liệu và phương pháp tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ HGCS: Tài liệu cần ngắn gọn, dễ vận dụng cho cán bộ; lựa chọn vụ, việc điển hình để in ấn cho tổ HGCS; tập huấn theo phương pháp cùng tham gia cho cả người dân và cán bộ HGCS; …

Cải tiến tài liệu và phương pháp truyền thông phổ biến pháp luật cho người dân, nâng cao nhận thức người dân và cộng đồng: thiết kế tài liệu dễ hiểu, dễ tiếp thu cho người dân; truyền thông theo phương pháp cùng tham gia; khuyến khích giao lưu, thi HGV cơ sở tại địa bàn…

Các tổ chức xã hội có thể tạo không gian kết nối các nhóm cộng đồng, các nhóm cán bộ HGCS tại các thôn, xã khác nhau giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm. Chính các tổ chức xã hội cũng có thể hình thành liên minh mạnh hỗ trợ người dân, chia sẻ kinh nghiệm tốt từ hoạt động của các tổ chức xã hội với nhau.

Các tổ chức xã hội có thể hỗ trợ quá trình truyền thông, vận động chính sách và pháp luật: đề xuất chính sách; phân tích các vụ, việc các thức hòa giải cơ sở tốt để truyền thông, tạo sức lan tỏa… nâng cao chất lượng HGCS, hỗ trợ tiếp cận pháp lý cho người dân, đặc biệt là cho các nhóm yếu thế trong xã hội. Những đóng góp của các tổ chức xã hội có thể đa dạng, dưới nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thực hiện các sáng kiến đa dạng hình thức, cách thức và tổ chức giảng hòa, hòa giải, giải quyết mâu thuẫn sát với cộng đồng đến nâng cao năng lực cho HGV; rồi nâng cao nhận thức cho người dân và cộng đồng, hướng tới sống và làm việc theo pháp luật; kết nối mạng lưới chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ, góp ý cho chính sách.

 

HA.NV
Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực