Giá trị Di sản văn hóa Óc Eo - An Giang trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội

Thứ hai, 18/01/2016 10:51
Đó là chủ đề cuộc hội thảo do UBND tỉnh An Giang phối hợp với Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức n gày 15/1, tại An Giang.

 Trong ảnh: Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vương Thoại Trung/ TTXVN

 

34 tham luận của các nhà khoa học, nghiên cứu đến từ các Viện, trường và các tỉnh , thành phố nhằm đánh giá to à n diện thế mạnh của di tích văn hóa Óc Eo. Các tham luận tiêu biểu trình bày tại hội thảo là: Gợi mở một cách nhìn mới về mối quan hệ Funam (Phù Nam) Champa; Bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống để phá t triển du lịch bền vừng trong bối cảnh hiện nay; Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê và việc xây dựng quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; Văn hóa Óc Eo - An Giang trong tầm nhìn du lịch với văn hóa và văn hóa du lịch ... 

Hình thành từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7 , Vương quốc Phù Nam bao gồm vùng đất rộng lớn của Đồng bằng Nam bộ, trong đó có nền văn hóa Óc Eo (An Giang); sau hàng ngàn năm bị lãng quên, đến năm 1942 mới được phát hiện tại vùng Ba Thê - Óc Eo (tỉnh An Giang). Năm 1944 nhà khảo học người Pháp là Louis Malleret đã chính thức cùng Trường Viễn Đông Bác Cổ tiến hành nhiều đợt khảo sát, nghiên cứu khai quật, đã phát hiện và bổ sung nhiều hiện vật quý giá, khẳng định một nền văn minh rực rỡ với thương nghiệp phát triển mạnh mẽ trong nội địa và cả vùng Đông Nam Á. Đây cũng là nền văn hóa phát triển nhiều ngành nghề thủ công như nghề gốm, luyện đồng, sắt, thiếc, nghề kim hoàn, nghệ thuật tạc tượng điêu luyện Ấn Độ giáo, Phật giáo và vẫn còn ảnh hưởng giá trị cho đến ngày nay .

Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Võ Văn Sen, Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh): Qua các cuộc khảo sát khai quật ở Đồng bằng Châu thổ sông Cửu Long và đặc biệt là khu vực Tứ giác Long Xuyên (Thoại Sơn, tỉnh An Giang) vào năm 1944 đến nay cho thấy văn hóa Óc Eo gắn với Vương quốc Phù Nam là 1 trong 3 nền văn hóa lớn (Đông Sơn, Sa Huỳnh và văn hóa Óc Eo), không chỉ có giá trị trong nước mà còn có giá trị trên thế giới. Trong đó, văn hóa Óc Eo được hình thành và phát triển gắn với vùng đất Nam bộ với nhiều quần thể “Địa sinh thái”, kinh tế căn bản khai thác săn bắn, hái lượm, nông nghiệp lúa nước và đặc biệt là giao lộ của con đường thương mại biển quốc tế, khẳng định được giá trị lịch sử của đất nước, phát triển kinh tế xã hội và góp phần đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. 

Còn Giáo sư-Tiến sĩ Ngô Văn Lệ - Giảng viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng: Thực tế giá trị văn hóa Óc Eo là nét riêng của vùng đất Nam Bộ. Vì vậy trong xu hướng toàn cầu hóa cần phải bảo tồn và phát triển, tuy nhiên quan trọng hơn hết là phải chọn lọc phù hợp để vận dụng phát triển trong bối cảnh hiện nay. Phù hợp nhất vẫn là hoạt động du lịch, hướng tới khai thác có hiệu quả giá trị văn hóa truyền thống đối với phát triển và phát triển du lịch bền vững là việc làm cần thiết. Giáo sư-Tiến sĩ Ngô Văn Lệ chỉ ra rằng giá trị Di sản văn hóa Óc Eo còn liên quan đến đặc điểm đa tộc người, điều kiện thiên nhiên, địa hình….của An Giang cũng như Đồng bằng sông Cửu Long, thuận lợi cho khai thác phát triển du lịch, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của các địa phương của vùng đất Nam Bộ 

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhấn mạnh: Văn hóa cổ Óc Eo có giá trị rất lớn về vật chất và tinh thần. Nhiều năm qua An Giang đã được các Viện, trường tập trung nguyên cứu, phát hiện, khai quật nhiều hiện vật, chứng tích khẳng định nơi đây là trung tâm của Vương quốc Phù Nam, trong đó có nền văn hóa cổ Óc Eo. Thủ tướng Chính phủ đã xếp hạng Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo - Ba Thê là Di tích quốc gia đặc biệt. Đây là điều kiện tốt nhất để tỉnh An Giang tận dụng tập trung khai thác thế mạnh phát triển du lịch, xây dựng những sản phẩm du lịch hấp dẫn, góp phần phát triển kinh tế xã hội của An Giang và các địa phương trong cả nước. Thời gian tới, tỉnh tập trung khai quật gắn với bảo tồn nền văn hóa Óc Eo để nơi đây trở thành điểm đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đất Nam bộ, là địa chỉ du lịch cho nhân dân cả nước./.                                                                                                                                                          

Vương Thoại Trung/TTXVN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực