Tăng cường tuyên truyền về sử dụng biểu tượng, linh vật phù hợp với văn hóa Việt Nam

Thứ tư, 18/10/2017 18:43
Trong 2 ngày 17-18/10, tại tỉnh Ninh Bình, Bộ Văn hoá, Thể thao vào Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị tập huấn về việc không sử dụng biểu tượng sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam.
TS. Trần Trọng Dương, Viện Hán nôm, trình bày nghiên cứu tại
Hội nghị. Ảnh: Ninh Đức Phương - TTXVN


Hoạt động này tạo điều kiện cho các nhà quản lý, nghệ nhân, nhà khoa học trao đổi trên cơ sở khảo sát tại thực địa, nắm rõ hơn giá trị di sản nghệ thuật truyền thống của địa phương; chia sẻ thông tin để tiếp thu tinh hoa, ứng dụng sáng tạo các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu sử dụng các sản phẩm truyền thống của người dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững của các làng nghề truyền thống, gắn với kinh tế du lịch của các tỉnh, thành phố trong đó có Ninh Bình. Đây cũng là dịp để các nghệ nhân, cán bộ quản lý, nhà khoa học trao đổi cụ thể, khoa học, cùng tìm ra giải pháp hiệu quả, thiết thực trong quản lý di sản, sản xuất thủ công mỹ nghệ hiệu quả, đáp ứng nhu cầu bảo tồn và phát huy giá trị di sản. 

Tại sự kiện, các đại biểu được nghe Tiến sĩ Trần Trọng Dương, Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình trình bày các nét văn hoá tâm linh của người Việt với các biểu tượng, linh vật; giá trị biểu tượng trang trí mỹ thuật truyền thống người Việt và thế giới... 

Phó Cục truởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) Trần Thị Thu Đông cho biết: Sau 3 năm triển khai công văn 2662/BVHTTDL-MTNATL về không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, nhiều di tích, công sở, nhà dân đã tự động di dời linh vật, biểu tượng không phù hợp. Việc sử dụng, trưng bày, sản xuất, cung tiến các biểu tượng, linh vật đã được nhân dân nhìn nhận lại một cách cẩn trọng, nghiêm túc, khoa học. Những vấn đề liên quan tới lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ, vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di săn văn hóa dân tộc trong giai đoạn giao lưu và hội nhập quốc tế đã được xã hội quan tâm. Ngoài những hoạt động của Nhà nước, thời gian qua nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã tiến hành quảng bá văn hóa, biểu tượng, sản phẩm linh vật truyền thống của Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân chưa biết, không phân biệt được tượng, hiện vật ngoại lai, nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm ngoại lai; vẫn còn nhiều người chưa biết việc cúng tiến tượng, đồ thờ vào di tích mà chưa được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước là vi phạm Luật Di sản văn hóa...Do đó, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này cần được đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả hơn nữa. 

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm đề xuất với Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Công thương tỉnh Ninh Bình cần tiếp tục phối hợp với các Sở, ban, ngành địa phương và Trung ương trong thời gian tới có kế hoạch quảng bá các giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là các biểu tượng, linh vật đặc sắc mang dấu ấn di sản Ninh Bình. Mặt khác, Ninh Bình cũng tạo ra các sản phẩm gắn với du lịch ở  địa phương nhằm thay thế các sản phẩm, thủ công, biểu tượng, linh vật ngoại lai đang được bày bán tại nhiều điểm du lịch. 

Dịp này, Đoàn công tác của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch do Thứ truởng Đặng Thị Bích Liên dẫn đầu đã kiểm tra công tác quản lý di tích đền Vua Đinh, đền Vua Lê; thăm và làm việc với các nghệ nhân, doanh nghiệp tại làng đá Ninh Vân./. 

Theo TTXVN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực