Vĩnh Phúc: Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu

Thứ hai, 19/12/2016 16:34
(ĐCSVN) - Sau 20 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc, hệ thống cơ cở hạ tầng thiết yếu của tỉnh đặc biệt là hệ thống giao thông, thuỷ lợi và thông tin liên lạc đã được cải thiện một cách rõ rệt, cơ bản đáp ứng hạ tầng cho phát triển kinh tế - xã hội.

Ảnh minh họa (Ảnh: H.M)

Nhiều lĩnh vực hạ tầng có bước tiến lớn và vượt trội so với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh lân cận như về giao thông nông thôn, thuỷ lợi,… 

Cụ thể, hạ tầng giao thông đã có sự phát triển vượt bậc. Năm 1997 trên địa bàn toàn tỉnh có 04 tuyến quốc lộ dài 109km, trong đó 99km mặt đường đá dăm nhựa hư hỏng nặng, còn lại 10km là đường đất cấp phối nhưng đến nay 100% các tuyến quốc lộ được cứng hoá, đồng thời mở mới được tuyến đường quan trọng là Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai (đoạn qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc dài 41km). 

Các tuyến đường tỉnh lộ năm 1997 có 05 tuyến dài 80km với 30km mặt đường nhựa chất lượng kém, còn 50km là đường đất, đường từ thị xã Vĩnh Yên đến trung tâm các huyện đều là đường cấp phối đã xuống cấp nghiêm trọng, đến nay đã có 24 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 353km với tỷ lệ cứng hóa đạt 100%; Các tuyến đường từ trung tâm hành chính tỉnh đến trung tâm huyện đều được mở rộng, cải tạo nâng cấp thành đường đôi với tổng chiều dài là 181km.

Hệ thống đường giao thông nông thôn được quan tâm phát triển mạnh năm 1997 toàn tỉnh có 3.000km, trong đó chủ yếu là đường đất nhỏ hẹp, tỷ lệ cứng hoá mặt đường mới đạt 2,6% đến nay đã có 4.199km đường giao thông nông thôn và 2.159km đường giao thông nội đồng, với tỷ lệ cứng hóa lần lượt là 90,1% và 55%.

Bên cạnh đó, các bến xe được cải tạo, nâng cấp đã cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển, các tuyến xe buýt hoạt động ngày càng hiệu quả với 08 tuyến xe buýt hoạt động từ Vĩnh Yên tới tất cả các huyện lỵ đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. 

Đối với hệ thống điện, trên địa bàn tỉnh hiện nay có khoảng 193 km đường dây cao áp trong đó có 42 km đường dây siêu cao áp (500kV); 151 km đường dây cao áp (110kV – 220kV); 1.291 km đường dây trung áp (6-35kV); 2.152 km đường dây hạ áp. Một trạm biến áp 220kV; 7 TBA 110kV; 03TBA trung gian; 1.742 TBA phân phối 35-22-10-6/0,4 kV. Trong những năm qua tỉnh Vĩnh Phúc và ngành điện đã quan tâm để đầu tư nâng cấp hệ thống điện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo Quy hoạch phát triển điện lực. Đến nay 100% xã trên địa bàn tỉnh được phủ lưới điện quốc gia và dự kiến đến cuối năm 2016 100% số dân được dùng điện lưới. Đặc biệt tỉnh Vĩnh Phúc có 112/112 xã được đánh giá cơ bản đạt tiêu chí số 4 về điện thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Đối với hạ tầng cấp tháo nước, hiện nay, toàn tỉnh có 2 đơn vị Cấp nước chính với tổng công suất cấp nước đạt 84.000 m3/ngđ, cơ bản đáp ứng nhu cầu nước sạch cho các khu đô thị và các khu, cụm công nghiệp. Tại khu vực đô thị, tỷ lệ các hộ sử dụng nước sạch trung bình đạt 63,89%. 

Cùng với đó, đã xây dựng các tuyến đường ống cấp nước từ Vĩnh Yên cho một số KCN phía bắc huyện Tam Dương; đường ống cấp nước từ Vĩnh Yên cho KCN Bá Thiện, đường ống cấp nước từ Phúc Yên đến KCN Bá Thiện, đường ống cấp nước từ Vĩnh Yên đi các Khu công nghiệp Khai Quang, Chấn Hưng, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển các khu công nghiệp. Ngoài ra, UBND tỉnh đã tích cực triển khai và kêu gọi các dự án cấp nước như: Dự án xây dựng nhà máy cấp nước Đức Bác (giai đoạn 1), Dự án tuyến ống cấp nước cho đô thị Hợp Châu,…

Tại khu vực nông thôn hiện nay đang triển khai các dự án thuộc Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả tại 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng vay vốn từ Ngân hàng Thế giới với tổng kinh phí trên 762 tỷ đồng. 
Tuy nhiên, hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh hầu hết chưa được đầu tư đồng bộ. Hệ thống thoát nước mưa mới được đầu tư xây dựng chủ yếu ở các đô thị lớn như Vĩnh Yên, Phúc Yên đôi khi vẫn còn xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ. 

Tại khu vực nông thôn: đã cứng hóa được khoảng 4.164km rãnh thoát nước thải. Tuy nhiên, hầu hết chưa được quy hoạch đồng bộ, chủ yếu trong tình trạng chắp vá chưa đáp ứng được yêu cầu. Tại các Khu công nghiệp, đã và đang xây dựng các khu xử lý nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường. 100% các khu công nghiệp đi vào hoạt động đều có hệ thống thoát nước thải riêng và được xử lý đạt tiêu chuẩn quy định. Bên cạnh đó, các cụm công nghiệp, cụm kinh tế - xã hội và làng nghề vẫn chưa có trạm xử lý nước thải tập trung nên việc xử lý nước thải cũng như hoạt động quản lý, giám sát vẫn còn rất khó khăn.

Các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp được tỉnh tập trung đầu tư giai đoạn 1997-2017. Theo đó,  đến hết năm 2013 tỉnh đã kiến cố hóa xong 100% kênh loại I, II. Đến hết năm 2015, tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương loại III  đạt 91% mục tiêu đến hết năm 2017 hoàn thành 100%. Ngoài ra tỉnh còn tập trung đầu tư vào các công trình thuộc vùng về khó khăn nguồn nước, đến nay đã có 4500ha/5300ha khó khăn nguồn nước đã được tưới tiêu chủ động, diện tích tưới chủ động tăng từ 75% năm 1997 lên 95% năm 2016.

M.P

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực