Cà Mau: Gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm tại chỗ

Thứ năm, 21/11/2013 10:03

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau, việc mở lớp dạy nghề ở tận cơ sở mang lại hiệu quả thiết thực: vừa tiết kiệm chi phí đào tạo nghề, thu hút đông lao động tham gia học nghề, vừa giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn.

 

 Ảnh: Minh họa - nguồn: VOV 


Năm 2013, tỉnh Cà Mau đề ra mục tiêu đào tạo nghề cho 30.000 lao động nông thôn. Nhờ vận dụng hình thức tổ chức mở nhiều lớp dạy nghề ở tập các xã, ấp nên đến nay, tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề vượt 20% so cùng kỳ.

Tỉnh Cà Mau có 15 cơ sở đào tạo nghề và trực tiếp đào tạo 33 nghề khác nhau; trong đó các nghề thu hút được nhiều lao động nông thôn theo học là: may, thêu, sửa xe gắn máy, điện lạnh, điện công nghiệp, điện gia dụng và trồng trọt. Để giúp 70% lao động nông thôn sau khi học nghề có được việc làm tại chỗ, các cơ sở dạy nghề trong tỉnh đã mở hàng ngàn lớp dạy nghề nông nghiệp ở cở sở thu hút trên 15.000 -20.000 lao động nông thôn được đào tạo nghề này. Hiệu quả nhất là dạy nghề trồng dưa hấu, trồng cải, trồng mấu rơm, trồng đậu…, mỗi ấp tổ chức từ 4-5 điểm dạy nghề với quy mô 30 -50 lao động. Cách làm này góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo nguồn thu nhập ổn định tại chỗ cho lao động nông thôn, hạn chế tình trạng các hộ dân bỏ đất, bỏ ruộng vườn đi lao động kiếm sống ở ngoài tỉnh.

Thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đạo tạo và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đến năm 2020, tỉnh Cà Mau phấn đấu đào tạo cho 175.000 lao động nông thôn trong giai đoạn 2011-2015 và giải quyết việc làm cho 80% lao động nông thôn. Do vậy, trong những năm tới, tỉnh Cà Mau tiếp tục phát huy hình thức đào tạo nghề gắn với việc giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn; trong đó ưu tiên dạy nghề cho đối tượng lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh bố trí dạy nghề phù hợp với độ tuổi, sức khỏe, trình độ và đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn; tổ chức dạy nghề ở tận các ấp, xã để tạo cơ hội cho nhiều lao động nông thôn tham gia học nghề nhằm giảm chi phí đào tạo, nâng cao chất lượng dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đạt tỷ lệ cao.../.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực