Đề xuất các giải pháp lồng ghép giới hiệu quả

Thứ sáu, 21/02/2020 21:06
(ĐCSVN) - Tại Hội thảo, đại diện các bộ, ngành, tổ chức quốc tế đã chỉ ra các vấn đề bất cập, đề xuất các giải pháp lồng ghép giới hiệu quả trong các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Ngày 21/02, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo khuyến nghị lồng ghép giới trong các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. 

leftcenterrightdel
Quang cảnh Hội thảo 

Theo Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Bùi Thị Hòa, Hội thảo tập trung thảo luận các nội dung: Quản trị liên quan tới bảo đảm bình đẳng giới (đảm bảo đầu tư hiệu quả vào nguồn vốn con người; cơ chế phân bổ vốn dựa trên kết quả...); Đầu tư vốn con người theo hướng thúc đẩy bình đẳng giới (tiếp cận chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe bà mẹ; phát triển kỹ năng...); Tăng cơ hội kinh tế cho phụ nữ (tăng tiếp cận nguồn lực như vốn, đất sản xuất, công nghệ thông tin; hỗ trợ tiếp cận thị trường lao động...).

Ông Nguyễn Tam Giang, chuyên gia phát triển xã hội, Ban Phát triển đô thị, nông thôn và xã hội, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, giữa các chương trình, dự án đang thiếu sự điều phối ở các cấp, thiếu nguồn vốn, phương pháp tham gia các dự án chưa hiệu quả. Để có sự điều phối hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, cần tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong bộ máy quản lý địa phương nhằm triển khai các dự án tập trung vào phụ nữ và trẻ em gái ở các nhóm dân tộc thiểu số phát triển. 

Đối với vấn đề định kiến giới, đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nêu quan điểm, cần tăng cường hiểu biết và kỹ năng về nhạy cảm giới và bình đẳng giới cho cán bộ các ngành; tăng cường năng lực cho phụ nữ. Bên cạnh đó, cần theo dõi và đánh giá tính hiệu quả, trong đó các bộ số liệu dân tộc cần phân theo giới, phân tích được nhiều khía cạnh của các nhóm dân tộc thiểu số, có các chỉ tiêu cụ thể.

leftcenterrightdel
 Đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nêu quan điểm tại Hội thảo

Trong chương trình mục tiêu quốc gia phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 Chính phủ đặt ra 10 dự án lớn. Trong đó, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đề xuất lồng ghép giới trong cả 10 dự án này. Theo bà Trương Thị Thu Thủy, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội được chủ trì dự án 8 về xây dựng và triển khai thực hiện về thực hiện giải quyết một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, việc thực hiện bình đẳng giới, những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em không chỉ giải quyết trong khuôn khổ của dự án này.

"Trong dự án 1 chúng tôi đề xuất một số vấn đề liên quan đến xây dựng nhà vệ sinh cho hộ gia đình dân tộc thiểu số và đồng bào sống ở vùng dân tộc thiểu số. Để được hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh, chúng tôi cũng không đề xuất hỗ trợ theo kiểu cho không mà hỗ trợ có điều kiện. Hay tại dự án 3 phát huy, hỗ trợ, vận động phụ nữ phát triển kinh tế, có những biện pháp Hội đã triển khai hiệu quả trong nhiều năm nay với sự hỗ trợ của các bộ, ngành và Chính phủ", bà Thủy cho hay.

Theo ông Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, các ý kiến tại Hội thảo là cơ sở quan trọng để Ban soạn thảo tổng hợp, hoàn thiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trình Quốc hội trong thời gian tới.

Cẩm Linh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực