Kiên Giang nỗ lực ứng phó với thiên tai

Thứ tư, 03/06/2020 14:41
(ĐCSVN) – Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã xảy ra tình trạng thời tiết khô hạn kéo dài gây sụt lún, sạt lở nghiêm trọng trên tuyến tỉnh lộ 965 và nhiều tuyến đường giao thông nông thôn vùng U Minh Thượng… ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân.

Ban Chỉ đạo Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tỉnh Kiên Giang cho biết, 5 tháng đầu năm 2020, do khô hạn kéo dài, nắng nóng gay gắt nên trên địa bàn tỉnh này đã xảy ra nhiều vụ thiên tai, hỏa hoạn, sụt lún, sạt lở đường giao thông gây thiệt hại nặng nề về tính mạng con người, tài sản Nhà nước và nhân dân. Theo đó, toàn tỉnh đã xảy ra 14 vụ cháy nhà làm chết 2 người, bị thương 7 người, thiệt hại tài sản ước tính hơn 9 tỷ đồng; cùng với đó thiên tai, dông lốc cũng đã làm đổ sập, tốc mái 50 nhà dân. Trên các lâm phần của tỉnh đã xảy ra 41 vụ cháy rừng ở các huyện Phú Quốc, Kiên Hải, Giang Thành và Hòn Đất... gây thiệt hại hàng chục ha rừng.

Tăng cường tu bổ hệ thống kênh mương phục vụ hiệu quả cho sản xuất. (Ảnh: K.V) 

Hiện nay, thời tiết đang giai đoạn chuyển mùa, xuất hiện mưa lớn, gió giật mạnh, dông lốc… có thể làm đổ sập, tốc mái nhà cửa, gây thiệt hại đến tính mạng con người và tài sản nhân dân. Trước tình trạng trên, tỉnh Kiên Giang đã tổ chức kiểm tra, xử lý những sự cố hư hỏng các công trình thủy lợi; tập trung nạo vét, tu bổ hệ thống kênh mương do các đơn vị, địa phương quản lý; tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Có biện pháp giải quyết nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa và hải đảo; tăng cường triển khai các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhâp măn...

Trung tâm nước sạch và môi trường tỉnh Kiên Giang cũng đã khẩn trương thực hiên các giải pháp tổng thể cấp nước cho hộ gia đình ở các khu vực chưa được tiếp cận công trình cấp nước tâp trung; trong đó, có kế hoạch kéo dài tuyến ống các công trình cấp nước tập trung đối với các công trình còn dư thừa công suất hoặc nâng cấp để cấp nước cho các khu vực dân cư lân cận bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn; trường hợp không còn nguồn nước sinh hoạt thì phải có kế hoạch huy động xe bồn chở cấp nước cho người dân. Tuyên truyền, phổ biến cho người dân áp dụng các giải pháp trữ nước và sử dụng nước tiết kiệm trong thời gian xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn. Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ cho người nghèo, hộchính sách đảm bảo đủ nước sinh hoạt trong thời gian xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn.

Cùng với đó, Kiên Giang cũng chủ động triển khai phương án thủy lợi phục vụ sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2019-2020, vụ Hè Thu năm 2020; tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để vận động, hướng dẫn nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Tổ chức kiểm tra, xử lý những sự cố hư hỏng các công trình thủy lợi; tập trung nạo vét, tu bổ hệthống kênh mương do các đơn vị, địa phương quản lý; tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.

Theo ông Đỗ Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang, để tiếp tục chủ động phòng tránh, giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn có thể xảy ra trong thời gian tới, tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng hữu quan phối hợp với địa phương đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao ý thức phòng chống cháy nổ, cảnh giác với thiên tai, nhất là vào giai đoạn giao mùa, không được chủ quan, lơ là. Các sở, ngành, địa phương trong tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch, phương án phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn phù hợp với tình hình thực tế; ngăn chặn và hạn chế cháy nổ xảy ra với tinh thần quyết liệt, không được chủ quan, trang bị đầy đủ các phương tiện cần thiết phục vụ cho công tác chữa cháy./.

K.V

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực