Bài 3: Vì nhân dân quên mình

Thứ bảy, 25/04/2020 22:39
(ĐCSVN) – Hình ảnh các đồng chí lãnh đạo lo cho nhân dân; các “chiến sĩ áo trắng” thức trắng đêm lo cho người bệnh; cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang ngày đêm canh gác, nhường chỗ, chuẩn bị từng bữa ăn, giấc ngủ cho người cách ly đã lay động hàng triệu con tim. Họ thật sự là những “anh hùng” nơi “tuyến đầu” không quản ngại ngày đêm đang căng mình chống dịch.

Hà Nội: Sát cánh, đồng lòng vượt qua đại dịch

Bài 2: Vững một niềm tin

leftcenterrightdel
Trong mùa dịch các bác sĩ, y tá, nhân viên y tế phải làm việc tất bật hơn bao giờ hết 

Thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng

Là một đất nước còn nhiều khó khăn về cơ sở, vật chất, thiếu hụt trang thiết bị điều trị bệnh, nhưng với tinh thần cùng nhau vun đắp ý thức, giữ gìn sự an toàn của cộng đồng, Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung đã và đang khống chế thành công sự lây lan của đại dịch. Có được điều đó phải kể đến công sức của những “chiến sĩ áo trắng”. Họ đã hy sinh quên mình để cứu lấy sinh mạng những bệnh nhân tại các cơ sở điều trị.

Trao đổi vội với chúng tôi trước cửa Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 xã Kim Chung, huyện Đông Anh, TS Phạm Ngọc

Gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các bác sĩ đã điều trị cho mình cũng như giành giật sự sống cho chồng mình trong cuộc chiến với COVID-19, bà Shan, bệnh nhân 67 tuổi (Vương quốc Anh), cũng là bệnh nhân COVID-19 thứ 24 được ghi nhận tại Việt Nam, nghẹn ngào nói trong ngày được xuất viện: "Lúc đầu tôi rất sốc. Tôi dần bị nặng, ho nhiều, khó thở, viêm phổi. Nhìn vào gương tôi không nhận ra mình nữa và đã nghĩ mình sẽ chết. Các bác sĩ Việt Nam thật tuyệt vời, họ đã cứu tôi. Tôi nghĩ nếu ở Anh, chưa chắc tôi đã sống được".

Thạch, Giám đốc Bệnh viện cho biết, kể từ khi Việt Nam công bố dịch COVID-19, công việc của các y, bác sĩ tại đây tất bật hơn bao giờ hết khi trực tiếp chăm sóc, cách ly, điều trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19. Là cơ sở y tế tiếp nhận và điều trị người nhiễm COVID-19 nhiều nhất cả nước, đến nay Bệnh viện đã tiếp nhận trên 80 bệnh nhân. Công việc của các y, bác sĩ tại đây trong một ngày đều đặn với guồng quay thăm khám các bệnh nhân nhiễm COVID-19, tiếp nhận những ca bệnh mới, hội chẩn để đưa ra phương án điều trị thích hợp cho từng ca bệnh... Mỗi ca bệnh đều có điểm khó khăn riêng, các bác sĩ và điều dưỡng làm việc theo ca 12 giờ, dài hơn thời gian làm việc thông thường 4 giờ.

TS Phạm Ngọc Thạch trải lòng, đã có nhiều năm trong nghề, trải qua rất nhiều trận dịch bùng phát như dịch sởi năm 2014, dịch sốt xuất huyết… nhưng chưa bao giờ ông thấy công việc lại bận rộn và nhiều cung bậc cảm xúc như trong đợt phòng chống dịch bệnh COVID-19 này. Trong đó có nhiều ngày, các bác sĩ, y tá phải làm việc quá tải, thậm chí phải bỏ dở dang cả phần cơm để tiếp tục bước vào “cuộc chiến” với áp lực đè nặng là giành giật sự sống cho người bệnh.

Đặc biệt, đối với những bệnh nhân liên tục bị uy hiếp đến tính mạng, các bác sĩ của bệnh viện cùng tổ chuyên gia 30 người do Bộ Y tế thành lập đã nỗ lực từng phút giây. Và những nỗ lực đó đã được bù đắp, khi các bệnh nhân liên tục có chuyển biến khả quan, trong đó có những bệnh nhân đã được ra viện và chưa ai phải bỏ mạng sống của mình.

Nhưng khi trả lời câu hỏi của chúng tôi là các bác sĩ, y tá có lo sợ, nao núng khi làm công việc nguy hiểm này không? Giám đốc Thạch bày tỏ: Chúng tôi sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, phục vụ bà con, chỉ mong sao bà con mạnh khỏe, kiên cường để chiến đấu lâu dài với bệnh tật. Chúng tôi khuyến cáo tất cả đồng nghiệp phải cận trọng. Khi làm các thao tác thủ thuật gần với đường thở của người bệnh rất dễ lây nhiễm, nên phải chủ động hơn trong việc ngăn chặn nguồn lây bằng việc sử dụng đồ bảo hộ.

Nghe thì biết thế nhưng trong guồng quay của công việc, chúng ta biết họ đã phải hi sinh rất nhiều. Hầu hết các “chiến sĩ áo trắng” của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hơn 3 tháng qua chiến đấu với dịch bệnh, họ hầu hết chưa được về nhà. Ngoài công việc bận rộn họ cũng có một nỗi lo vô hình là lây nhiễm cho những người thân. Bởi từ thực tế là 2 bác sĩ tại Khoa Cấp cứu trong quá trình điều trị cho bệnh nhân đã bị nhiễm COVID-19. Điều đó cho thấy áp lực và căng thẳng của các nhân viên y tế nơi “tuyến đầu” chống dịch là như thế nào. Nhưng với họ, tự động viên nhau, nhân viên y tế nhiễm bệnh "đó chỉ là một tai nạn".

Còn với những bác sĩ ở Bệnh viện Bạch Mai, trận chiến này là những ngày tháng không quên trong hành trình chữa bệnh, cứu người của họ. Sau khi trở thành tâm dịch COVID-19, chính thức thực hiện “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, Bệnh viện Bạch Mai vẫn được Bộ Y tế đề nghị tiếp nhận những ca bệnh nặng (cấp cứu, hồi sức tích cực, chống độc, ECMO…). Theo đó, mỗi ngày bệnh viện vẫn tiếp nhận hàng chục bệnh nhân nặng, rất nặng từ tuyến dưới chuyển lên, cần được cứu chữa nếu không nguy cơ tử vong rất lớn (khoảng 80%) vì đây là bệnh viện tuyến cuối…

leftcenterrightdel
GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai  (áo trắng) chia sẻ: Trận chiến này là những ngày tháng không quên trong hành trình chữa bệnh, cứu người của chúng tôi.

Vì vậy, giữa tâm dịch, các bác sĩ, y tá, hộ lý… không chỉ phòng chống dịch mà còn phải tiếp tục công việc điều trị những sự sống khác. Có những người gần như phải sống ở bệnh viện, hơn cả tháng trời rồi nhìn vợ con, bố mẹ và thể hiện tình yêu thương, nhớ nhung qua video. Có những người sẵn sàng phải đỡ đẻ, phải phẫu thuật cho bệnh nhân khi cần kể cả bệnh nhân có là F0, F1 hay F mấy đi chăng nữa.

GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, dù đang áp dụng cách ly toàn bệnh viện, nhưng các nhân viên y tế vẫn vừa chiến đấu với dịch bệnh, vừa phải chăm sóc điều trị cho gần 1.000 bệnh nhân nặng. Nhiều nhân viên y tế bị cách ly do tiếp xúc gần với các bệnh nhân COVID-19, nên số còn lại phải làm việc nhiều hơn. Một ca mổ viêm ruột thừa, một ca đỡ đẻ, một ca mổ cấp cứu chấn thương... ngay trong mùa dịch này dù nhiều nguy cơ anh em vẫn tiếp tục làm thôi.

Thậm chí, lúc đầu khi dư luận chưa hiểu đúng và coi luôn các nhân viên y tế tại bệnh viện là mầm bệnh, bác sĩ trẻ Dương Minh Tuấn, công tác tại Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ những xúc cảm của mình và đồng nghiệp giữa những ngày chiến đấu với dịch bệnh như sau: “Bệnh viện, nếu có ca bệnh trong mùa dịch, nên coi đó là chiến trường, không phải ổ dịch. Nhân viên y tế chúng tôi sẵn sàng mọi tình huống xảy ra ở chiến trường. Chúng tôi là những người đang phải gồng gánh và căng thẳng chống dịch nhất. Thậm chí ngay cả khi được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, chúng tôi vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh trong những tình huống khó tránh khỏi khi thăm khám, cấp cứu. Vô cùng nhiều kịch bản có thể xảy ra. Nhưng vì mọi người chúng tôi vẫn tiếp tục trụ vững”.

Tương tự, tại Trung tâm cấp cứu 115, từ khi dịch COVID-19 xuất hiện đến nay, những “chiến sĩ áo trắng” luôn trong tình trạng “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”. Hơn 1.000 cuộc gọi tới mỗi ngày khiến cho các nhân viên trực tại đây hiếm có một bữa cơm trọn vẹn. Mỗi ca trực có trên 50 người, 15 kíp trực với 15 xe cấp cứu của Trung tâm tác chiến tại 5 khu vực quận, huyện: Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Trì, Long Biên, luôn sẵn sàng chờ lệnh để lên đường. Công việc tăng gấp 2-3 lần, có những ngày, một kíp trực phải đón các trường hợp F1 đưa đến khu cách ly tập trung và cấp cứu ngoại viện tới 12-13 chuyến, không kịp ngả lưng. Vất vả là thế, song ai cũng duy trì tinh thần "muốn thắng giặc thì phải chiến đấu”, không một phút lơ là, chậm trễ…

Ngay tại thời điểm thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh bị phong tỏa, Sở Y tế Hà Nội đã điều động 15 đội phản ứng nhanh về huyện Mê Linh hỗ trợ địa phương khoanh vùng, dập ổ dịch COVID-19. Những bác sĩ, y tá, nhân viên y tế của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật ThP Hà Nội cùng với Trung tâm y tế huyện Mê Linh… không quản ngày đêm làm việc 24/24h để lấy 14.242 mẫu xét nghiệm. Anh Vũ Biển - một trong 4 người của tổ biệt phái Khoa Ký Sinh trùng - Côn trùng (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội) cho biết: “Tối ngày 8/4, ngay sau khi nhận được thông báo điều động, tăng cường về thôn Hạ Lôi thực hiện công tác hỗ trợ phương án kiểm soát, phong tỏa, cách ly, phòng chống COVID-19, chúng tôi chỉ có 1 giờ để chuẩn bị tư trang cá nhân, cũng không kịp quay về chào gia đình. Và trong suốt hơn 10 ngày sau đó anh chưa được về nên lúc nào cũng nhớ con, nhớ nhà lắm. Xa nhà, xa con lúc này chính là cách tốt nhất để thể hiện trách nhiệm, tình yêu với gia đình, cộng đồng”.

Khác với các bác sĩ trực tiếp điều trị cho những bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2 nhận biết rõ ràng và có biện pháp bảo hộ cho bản thân, cán bộ y tế dự phòng tại Hạ Lôi những ngày qua giống như những người “gác cổng”, bảo vệ vòng ngoài không cho dịch bệnh lây lan. Bởi vậy, với họ nguy hiểm luôn tiềm ẩn khi hàng ngày tiếp xúc với rất nhiều người dân trong vùng dịch nhưng lại không biết có virus hay không. Do đó, ai cũng có ý thức cẩn trọng bảo vệ mình vì đó cũng chính là phương án tốt nhất để bảo vệ cộng đồng…

leftcenterrightdel
TS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương  trải lòng: Chưa bao giờ ông thấy công việc lại nhiều cung bậc cảm xúc như trong đợt phòng chống dịch bệnh COVID-19 .

Cuộc chiến chống dịch COVID-19 vẫn còn nhiều vất vả, chông gai, thách thức trong thời gian tới. Hàng trăm, hàng nghìn y, bác sĩ, nhân viên y tế vẫn đã và đang ngày đêm "căng mình" chống dịch, lặng thầm cống hiến, hy sinh để gần 95 triệu dân đất Việt được an toàn. Họ là những anh hùng thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng. Vì vậy, đến thời điểm này, số lượng người mắc COVID-19 ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước và chưa có trường hợp nào tử vong. Trong cuộc chiến này, Việt Nam còn là điểm sáng trên toàn cầu, được cả thế giới ngợi ca. Vì vậy, họ - những “chiến sĩ áo trắng” được cả dân tộc ghi nhận và tôn vinh, xứng đáng được gọi tên những chiến sĩ “cảm tử quân” thời bình.

Hun đúc thêm hình ảnh đẹp trong lòng nhân dân

Khi đất nước có chiến tranh, thiên tai, địch họa thì mọi người dân đều là chiến sĩ trên mọi mặt trận. Và trong thời điểm khi cả nước đang phải gồng mình chiến đấu với giặc COVID-19 thì không thể không kể đến sự hy sinh quên mình của những người cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang quân đội, công an Thủ đô và các lực lượng chức năng đang ngày đêm canh gác, nhường chỗ, chuẩn bị từng bữa ăn, giấc ngủ cho người cách ly.

Thấu hiểu được những vất vả, khó khăn của các anh, du học sinh Đào Thị Liên về nước từ Hàn Quốc ngày 26/2 không giấu được xúc động viết: "Còn nhớ, đón chúng tôi ở sân bay Nội bài hôm ấy không phải là bố mẹ, người thân mà là những chiến sĩ, cán bộ…  Tuy không nhìn rõ được khuôn mặt, ánh mắt nhưng lời nói, cử chỉ của các chú, các anh, chúng tôi đều có cảm giác được che chở, bảo vệ, giúp đỡ tận tình…Chúng tôi vô cùng biết ơn Đảng ta, Nhà nước ta, kính trọng, yêu quý vô cùng bộ đội Cụ Hồ, quân đội nhân dân Việt Nam. Với cán bộ, chiến sĩ Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô, chúng tôi nợ các chú, các anh một lời cảm ơn sâu sắc". 

Là Thủ đô của cả nước, Hà Nội phải thực hiện trách nhiệm khi đón và thực hiện các biện pháp đưa đón, cách ly, chăm sóc, theo dõi sức khỏe với lưu học sinh, công dân Việt Nam ở nước ngoài về với khoảng 55.000 người. Trong một thời gian rất ngắn, TP đã chạy đua lo “chỗ ăn, chỗ nghỉ” cho hàng chục ngàn người với điều kiện phải đảm bảo an toàn, chăm lo chu đáo về chỗ ăn nghỉ, y tế... Và như thế, lực lượng công an, quân đội… lại thêm bội phần vất vả.

Đại tá Nguyễn Hồng Hải - Cục trưởng Cục Hậu cần, Bộ Tư lệnh Thủ đô cho biết, dù đây là nhiệm vụ mới, chưa có tiền lệ nhưng cán bộ, chiến sĩ đều nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhất. Đối với nhiệm vụ đưa đón người từ sân bay Nội Bài đến các khu cách ly tập trung, lực lượng của Bộ Tư lệnh Thủ đô đã chia làm nhiều bộ phận để tiếp nhận, bốc dỡ hành lý, dẫn đường, lái xe.

“Do đặc thù giờ hạ cánh của các chuyến bay quốc tế nên 29 đồng chí trong tổ lái xe thường xuyên phải làm nhiệm vụ trong đêm. Vào ngày cao điểm, lái xe và bộ phận phục vụ phải vận chuyển gần 1.700 người và lượng lớn hành lý” - Đại tá Hải chia sẻ.

Khó khăn lớn nhất trong đợt cách ly vừa qua tại Trường Quân sự, Bộ Tư lệnh Thủ đô là số công dân từ nước ngoài về nước thường vào ban đêm nhiều nên những ngày đầu bộ phận phục vụ phải thức trắng đêm để làm việc. Trong khi đó, bộ phận hậu cần thường phải làm việc từ 2-3h sáng đến 18h tối để bảo đảm nhiệm vụ nấu ăn phục vụ người cách ly đủ 3 bữa/ngày.

Hay khi tiếp quản Khu nhà ở học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai) chỉ trong thời gian ngắn nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ của Bộ Tư lệnh Thủ đô, cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy quân sự quận Hoàng Mai đã khắc phục khó khăn, tổ chức cách ly cho hơn 1.900 người bảo đảm an toàn.

Những bức ảnh “biết nói” được truyền với tốc độ chóng mặt trong thời gian qua về những cán bộ, chiến sĩ quân đội với những đêm ngủ ngoài trời, những bữa cơm ăn vội hay như lúc ngủ vùi sau những ngày tuần tra, làm nhiệm vụ mệt rã rời khiến không ít người xúc động đã nói lên tất cả hình ảnh “anh bộ đội cụ Hồ” trong lòng nhân dân.

Cùng với lực lượng quân đội, các chiến sĩ công an cũng vất vả không kém. Khi phát hiện ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ công an các phường, xã của Hà Nội đã vào cuộc không quản ngày đêm. Theo Thiếu tá Nguyễn Duy Định, Trưởng Công an phường Phương Mai, quận Đống Đa, tối 28/3, tối đa cán bộ chiến sỹ Công an phường có sự phối hợp của các đội nghiệp vụ Công an quận Đống Đa đã được huy động, tăng cường để thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ: phân luồng giao thông; giữ gìn an ninh trật tự phục vụ công tác khử khuẩn, tiêu độc tại Bệnh viện Bạch Mai; hướng dẫn 500 người dân từ các khoa, phòng trong Bệnh viện ra xe ô tô để di chuyển về khu cách ly tập trung. Song thực tế, áp lực – khối lượng công việc ấy chỉ tăng hơn so với ngày bình thường trong những ngày Thủ đô có dịch. Vì trước đó, các anh cũng đã được huy động thực thi nhiệm vụ đặc biệt, vì sự bình yên của cộng đồng, nhân dân.

Theo Trung tá Nguyễn Ích Dương, Phó Trưởng Công an phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, việc rà soát số người Việt Nam đi về từ vùng có dịch, người nước ngoài cư trú trên địa bàn, những người tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 hoặc với người nghi nhiễm cũng được Công an phường tiến hành chặt chẽ. “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để nắm chắc tình hình, phối hợp với chính quyền địa phương có phương án khoanh vùng, cách ly và xử lý kịp thời.

Cũng như những chiến sĩ quân đội đang làm nhiệm vụ chống COVID-19 trên khắp Thủ đô, các chiến sĩ công an làm nhiệm vụ duy trì ở các chốt cửa ngõ Thủ đô cũng nhiều ngày không được về nhà vì các chốt phải duy trì 24/24h nên mọi người đều ăn ngủ ngay tại chốt trực. “Thực lòng mà nói, tôi rất nhớ mấy đứa nhỏ, nhưng vì nhiệm vụ, công việc, vì sự an toàn của người dân nên mỗi người đều phải vượt lên hoàn cảnh để thực hiện tốt nhiệm vụ”- một cán bộ công an trực tại chốt 27 đầu cầu Vĩnh Tuy (phía quận Hai Bà Trưng hướng sang quận Long Biên) chia sẻ vội mà chúng tôi quên chưa kịp hỏi tên.

leftcenterrightdel
Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội động viên, thăm hỏi lực lượng quân đội, công an tại chốt trực thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh. 

Đến nay, Hà Nội đã tổ chức tiếp nhận cách ly tại 13 khu cách ly tập trung và tại các khách sạn gần 8.000 người; cách ly tại cộng đồng có sự giám sát của thôn, tổ dân phố trên 71 nghìn người; điều trị và cách ly tập trung tại bệnh viện; đảm bảo cung ứng đầy đủ lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu cho nhân dân, đảm bảo nguồn dự phòng, không để xảy ra thiếu nguồn cung…. Để làm được tất cả những việc đó là sự hy sinh bằng những đêm trắng, những ngày oi nồng hay mưa rét, thậm chí, cả nguy cơ lây nhiễm virus...của lực lượng công an, quân đội Thủ đô. Nhưng những trở ngại và tiềm ẩn ấy chỉ càng hun đúc thêm hình ảnh đẹp người chiến sỹ: không ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, sẵn sàng gác niềm vui – hạnh phúc cá nhân, vì cuộc sống an lành cho nhân dân./.  

Về nước, cách ly 14 ngày tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Lê Thị Quỳnh (quê Bắc Giang) từ Tehu, Hàn Quốc viết: “…Các chú bộ đội, ban lãnh đạo đã tận tình chăm sóc ta như những người cha, người mẹ. Các chú đã rất vất vả, cực nhọc chỉ để cho chúng tôi vượt qua công cuộc cách ly. Vào những buổi trưa nắng nóng nhìn các chú bê cơm, bê nước, mồ hôi nhễ nhại cũng thấy động lòng mà em không biết làm gì ngoài việc thực hiện cách ly cho tốt. Ban đêm, ban sáng khi chúng em đang ngủ là khi các chú bộ đội phải dậy để chuẩn bị thức ăn, thức uống, đồ dùng cho em…”. 

(Còn nữa - Bài 4: Những món quà vô giá góp phần chiến thắng “giặc vô hình”)

Bài và ảnh: Trung Anh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực