Đổi mới công tác vận động nhân dân phù hợp với tình hình mới

Thứ năm, 23/07/2020 18:21
(ĐCSVN) - Trưởng Ban Dân vận TW Trương Thị mai biểu dương những mô hình, cách làm có hiệu quả trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại cụm 6 tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, góp phần đem lại những chuyển biến trong công tác vận động cũng như tạo sự đồng thuận của quần chúng nhân dân trong thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Chiều 23/7, tại Quảng Nam, Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả kiểm tra và trao đổi kinh nghiệm về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở cụm 6 tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ (từ Đà Nẵng vào đến Phú Yên).

Đồng chí Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở chủ trì Hội nghị.

Đồng chí Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị (Ảnh: Đình Tăng). 

Báo cáo đánh giá kết quả kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở cụm 6 tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ tại Hội nghị, đại diện Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện QCDC ở cơ sở cho biết, từ năm 2016 đến nay, các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội cụm 06 tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở.

Hầu hết các tỉnh, thành trong cụm đã ban hành kịp thời, đồng bộ các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo. Trong lãnh đạo, chỉ đạo đã gắn việc thực hiện QCDC ở cơ sở với thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, cơ quan, đơn vị; tập trung lãnh đạo xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận; thực hiện tốt chương trình, mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và các chính sách an sinh xã hội khác; đánh giá việc thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 và tiến hành đại hội nhiệm kỳ 2020-2025 theo tinh thần Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ Chính trị khoá XII.

Khẳng định về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội cụm 06 tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ về thực hiện QCDC ở cơ sở thời gian qua, ông Nguyễn Phước Lộc, Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó trưởng Đoàn kiểm tra Trung ương cho biết, các cấp uỷ, chính quyền ở các tỉnh, thành trong cụm đã chủ động, quan tâm lãnh chỉ đạo quyết liệt để triển khai thực hiện QCDC ở xã, phường, thị trấn theo Pháp lệnh số 43/2007/PL/UBTVQH11. Qua đó đã góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp uỷ đảng, quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở, phát huy được sức mạnh tổng hợp của nhân dân thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở.

Cùng với đó, hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng, tổ hoà giải ở cơ sở được tăng cường, từng bước nâng cao chất lượng, thường xuyên củng cố, kiện toàn. Qua đó đã góp phần chống tiêu cực, lãng phí, nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền, giải quyết tốt các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tạo sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

Cùng với QCDC ở xã, phường, thị trấn, việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, tại nơi làm việc cũng được các địa phương, đơn vị chỉ đạo, thực hiện đi vào nền nếp, nghiêm túc. Từ đó đã góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị; nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; phát huy dân chủ, đổi mới phong cách, lề lối làm việc, tinh thần phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp; góp phần phát triển kinh tế- xã hội ở các địa phương.

Trao đổi tại Hội nghị, đại diện các địa phương 6 tỉnh, thành Duyên hải Nam Trung bộ và các cơ quan, đơn vị có liên quan của Ban Chỉ đạo Trung ương cũng đã nêu lên những tồn tại, hạn chế trong thực hiện QCDC ở cơ sở các địa phương trong Cụm thời gian qua. Trong đó nổi lên là công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến QCDC ở cơ sở tại một số địa phương, đơn vị chưa thường xuyên; chưa tạo ra chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là người đứng đầu các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, đồng bào dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa. Việc thực hiện dân chủ trong triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội từng lúc, từng nơi chưa thực hiện nghiêm túc, thường xuyên; có việc công khai chưa đầy đủ, thiếu minh bạch; các hình thức công khai chưa đổi mới. Việc giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo còn chậm, nhiều cơ sở thiếu quan tâm, thiếu quyết liệt, dẫn đến một số nới khiếu kiện vượt cấp kéo dài. Việc thực hiện QCDC trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân còn hạn chế, bất cập, khó khăn….

 Quang cảnh tại Hội nghị đánh giá kết quả kiểm tra và trao đổi kinh nghiệm về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở cụm 6 tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ chiều 23/7 (Ảnh: Đình Tăng)

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai ghi nhận và đánh giá cao những kết quả của các tỉnh, thành cụm Duyên hải Nam Trung bộ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở một cách nghiêm túc, bài bản và mang lại nhiều kết quả tích cực.

Đồng chí biểu dương những mô hình, cách làm có hiệu quả trong thực hiện QCDC ở cơ sở tại cụm 6 tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ. Theo đồng chí, những mô hình này đã góp phần đem lại những chuyển biến trong công tác vận động cũng như tạo sự đồng thuận của quần chúng nhân dân trong thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Đồng chí nêu điển hình như cách đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định với người dân tại dự án đường Lê Hồng Phong nối dài; giữa Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi với người dân tại khu vực bãi rác Phổ Thạnh… “Tại nhiều cộng đồng dân cư, các địa phương trong cụm cũng đã phát huy hiệu quả vai trò của các tổ chức tự quản hoặc các cuộc họp dân cư. Nếu ở cơ quan, đơn vị việc thực hiện QCDC hiện đã khá ổn định và đi vào nền nếp thì ở khu dân cư thời gian qua các địa phương cũng làm khá tốt. Để có được kết quả tích cực trên, trước hết là các địa phương đã biết dung hoà lợi ích của người dân trong lợi ích chung của đất nước. Tất nhiên cùng với đó, công tác tuyên truyền, vận động cũng được đổi mới, tất cả đều hướng đến vấn đề trọng tâm là vì cuộc sống của người dân, phải làm cho cuộc sống của người dân ngày càng ổn định và phát triển. Khi đó, người dân nhất định sẽ đồng thuận, ủng hộ chính quyền. Ngoài ra, một vấn đề hết sức thiết thực từ thực tế đã qua ở các địa phương trong cụm là công tác dân vận nói chung và thực hiện QCDC ở cơ sở nói riêng không thể tách rời với xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Đây là những kinh nghiệm, bài học quý cần được phát huy trong thời gian tới”- đồng chí Trương Thị Mai nhận định.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, đồng chí Trưởng Ban Dân vận Trung ương cũng cho rằng, mặc dù công tác tiếp dân, công tác đối thoại với dân gần đây có nhiều đổi mới và có những tiến bộ hơn, song các địa phương phải lưu ý không thoả mãn, bằng lòng với kết quả đạt được mà phải sát dân, sát vấn đề; đồng thời tiếp tục quan tâm đổi mới công tác vận động nhân dân phù hợp với tình hình mới; tăng cường tập huấn, hỗ trợ, nâng cao nhận thức cả trong cấp uỷ đến chính quyền và cả với người dân, để người dân luôn đồng hành với địa phương.

“Khâu yếu nhất hiện nay phải được chú ý tháo gỡ chính là ở các doanh nghiệp. Đây là nơi mà QCDC ở cơ sở thực hiện yếu nhất. Sắp tới các địa phương phải tăng cường quan tâm, trong đó trước tiên phải phối hợp với doanh nghiệp để thực thi pháp luật (Luật Công đoàn) và xây dựng tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp. Do doanh nghiệp không có công đoàn nên khi có va chạm, tranh chấp giữa người lao động với chủ doanh nghiệp thì không có ai đứng ra bảo vệ người lao động”- đồng chí Trương Thị Mai lưu ý./.

Đình Tăng

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực