Quán triệt Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thứ sáu, 03/01/2020 11:00
(ĐCSVN) – Quán triệt Nghị quyết 52-NQ/TW của Bộ Chính trị "về một số chủ trương, chính sách, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” tại Hội nghị báo cáo viên do Ban Tuyên giáo TƯ tổ chức, đồng chí Cao Đức Phát nhấn mạnh: Nội dung cốt lõi của chính sách là thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

 

leftcenterrightdel
Phó Trưởng ban thường trực Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát truyền đạt Nghị quyết tại Hội nghị. 

Sáng 3/1, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức Hội nghị báo cáo viên bằng hình thức trực tuyến tới hơn 600 điểm cầu. Dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Lê Mạnh Hùng – Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

Tại Hội nghị, đồng chí Cao Đức Phát, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương quán triệt Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị “về một số chủ trương, chính sách, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Báo cáo một số nội dung, đồng chí Cao Đức Phát cho biết: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại nhiều sự thay đổi, cách vận hành của nền kinh tế; mang lại cả cơ hội và thách thức. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư yêu cầu phải đổi mới tư duy về quản lý kinh tế, quản lý xã hội, xây dựng, hoàn thiện thể chế cho phù hợp. Cần có cách tiếp cận mở, sáng tạo, cho thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra, tạo mọi thuận lợi cho đổi mới sáng tạo; tránh mọi biểu hiện bàng quan, thiếu tự tin, thụ động, nhưng không chủ quan, nóng vội, duy ý chí.

“Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 là một xu thế lớn đang diễn ra trên toàn thế giới với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ mà nòng cốt là công nghệ số làm thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đời sống văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh; tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với tất cả các quốc gia” - đồng chí Cao Đức Phát nhấn mạnh.

Đồng chí cho biết, ở nước ta, hiện Chính phủ đang xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân. Nhiều thủ tục, giấy tờ hành chính được giải quyết trực tuyến, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được, chúng ta cũng còn thấy còn một số hạn chế: Quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động. Kinh tế số có quy mô còn nhỏ. Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Việc đấu tranh với tội phạm và bảo đảm an ninh mạng còn nhiều thách thức...

leftcenterrightdel
Các đại biểu dự Hội nghị 

Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta là chủ động, tích cực tham gia cuộc CMCN 4.0 là yêu cầu tất yếu khách quan, là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hợp tác quốc tế sâu rộng.

Để chủ động tham gia CMCN 4.0, nội dung cốt lõi của chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của nước ta là thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, trọng tâm là phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số. Phải nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội thông qua nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội, nhất là một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới./.

Hiền Hòa

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực