Đường ngang qua đường sắt, rình rập tại nạn giao thông

Thứ ba, 13/04/2010 15:08

Ông Nguyễn Văn Long, Phó Trưởng ban thường trực Ban an toàn giao thông tỉnh Quảng Bình cho biết, trong 5 năm lai đây, mỗi năm trên địa bàn của tỉnh xảy ra hàng chục vụ tai nạn giao thông đường sắt, làm chết và bị thương hàng chục người và thiệt hại tài sản hơn một tỷ đồng. Chỉ tính riêng năm 2009 và ba tháng đầu năm nay, tuyến đường sắt đi qua tỉnh đã xảy ra 12 vụ tai nạn, làm chết 13 người và bị thương 7 người. Hầu hết các vụ tai nạn xảy ra đều tập trung ở các điểm giao cắt giữa đường sắt và đường ngang.

Công ty quản lý đường sắt Quảng Bình phối hợp với Ban an toàn giao thông các huyện, thành phố trong tỉnh tổ chức nhiều đợt tuyên truyền phổ biến Luật giao thông đường sắt; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường sắt, đường bộ; vận động nhân dân thuộc các xã, phường, thị trấn có đường sắt đi qua ký cam kết bảo đảm an toàn giao thông. Phối họp với Chính quyền địa phương, ngành đường sắt đã phát động phong trào bảo vệ an toàn giao thông đường sắt sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là các hộ dân sinh sống ven hai bên tuyến đường sắt. Cùng với việc tăng cường kiểm tra xử lý các vi phạm, Công ty quản lý đường sắt Quảng Bình đã tiến hành rào chắn cấm qua lại 43 đường ngang dân sinh bất hợp pháp...

Tuyến đường sắt Bắc – Nam đi qua tỉnh Quảng Bình dài 175km đi qua 42 xã, phường, thị trấn với 20 nhà ga. Toàn tỉnh có 257 đường ngang đi qua đường sắt, trong đó có 77 đường ngang được đặt hệ thống barie gác chắn và lắp đặt hệ thống cảnh báo đèn tín hiệu tự động. Số đường ngang còn lại chiếm hơn 70% chưa được quy chuẩn về an toàn giao thông. Điều đáng nói, trong khi ngành đường sắt chưa có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông cho các nút giao cắt với đường bộ thì người dân ở các địa phương có đường sắt đi qua đã tự động mở các tuyến đường ngang bất hợp pháp. Huyện Bố Trạch, nơi có đường sắt đi qua dài 30 km qua 7 xã Liên Trạch, Cự Nẫm, Vạn Trạch, Tây Trạch, Đại Trạch, Nam trạch, Lý Trạch và thị trấn Hoàn Lão, người dân nơi đây tự động mở 32 đường ngang bất hợp pháp, đe doạ hành lang an toàn giao thông. Ở huyện Lệ Thuỷ chỉ có 12 đường ngang hợp pháp còn lại 56 đường ngang do người dân tự động mở gây mất an toàn cho chạy tàu...

Đường ngang qua đường sắt ở Quảng Bình vẫn đang gây nhức nhối đối với người quản lý và người dân nơi đây./.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực