Dấu ấn chùa Lạng

Chủ nhật, 30/05/2021 20:44
(ĐCSVN) – Trong không gian văn hoá tỉnh Bắc Giang, chùa Khám Lạng là một di tích cổ hiện lưu giữ nhiều giá trị lịch sử văn hóa và giá trị kiến trúc nghệ thuật, tiêu biểu nhất là chiếc Hương án đá hoa sen thời Lê Sơ.

Chùa Khám Lạng, xã Khám Lạng, huyện Lục Nam, được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia theo Quyết định số 53/QĐ-BVHTT ngày 2/8/1999 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch). Ngôi chùa tọa lạc ở thôn Bến nhìn ra sông Lục Nam và dãy núi Huyền Đinh hùng vĩ. Đây là ngôi chùa cổ hiện còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử văn hóa và giá trị kiến trúc nghệ thuật, hiện nay chùa Khám Lạng còn bảo lưu một số tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử, văn hoá tiêu biểu nhất là chiếc hương án đá hoa sen thời Lê sơ.

Trên hương án khắc dòng chữ “Thuận Thiên ngũ niên - Nhâm Tý niên” (tức là năm Nhâm Tý, niên hiệu Thuận Thiên thứ năm (đời vua Lê Thái Tổ - 1432). Nhìn tổng thể phần mặt bệ hương án như một tòa sen lớn. Tại Bắc Giang, ngoài chùa Cao chưa tìm thấy nơi nào có hương án độc đáo như vậy.

Được biết, chùa Cao là công trình kiến trúc nghệ thuật thời Trần, năm 1999 được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Năm 2013, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp cùng Bảo tàng tỉnh tổ chức khai quật và đã phát hiện nhiều di vật như: Ngói mũi sen đơn, ngói mũi lá, ngói bò... có niên đại từ thời Lý, Trần đến thời Lê, Nguyễn.

 Hương án đá tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn thời Lê được tạo từ nhiều khối đá xanh ghép lại thành khối lớn hình chữ nhật, dài 3,12m, rộng 1,4m, cao 1,2m chia ba phần chính, gồm: Bề mặt, thân và đế.
 Trên bệ đá khắc họa nhiều đường nét hoa văn độc đáo hình sóng nước, rồng, cánh sen, hoa cúc...
Con rồng đá đặc biệt trên thân hương án đá chùa Khám Lạng. 
 Rồng đá cổ ở một góc nhìn khác.
 Các nhà nghiên cứu mỹ thuật cho rằng rồng yên ngựa chỉ có ở thời Lê Mạc (thế  kỷ XVI) nhưng việc phát hiện ra những con rồng chạm ở hương án đá chùa Khám Lạng cho thấy con rồng yên ngựa có niên đại sớm hơn và hiện nay chỉ tìm thấy ở chùa Khám Lạng, huyện Lục Nam.
 Thân bệ đá hương án cổ.
 Các lớp cánh sen to được chạm khắc theo lối bố cục gối lên nhau, một kỹ thuật điêu khắc dân gian thường thấy ở thời Trần.
Kỹ thuật trang trí dân gian trên hương án. 
 Linh vật rồng được các nhà điêu khắc dân gian thể hiện có thẩm mỹ cao, phản ánh trình độ nghệ thuật điêu khắc, mỹ thuật đương thời.
Dòng chữ Hán khắc bên cạnh Hương án cho biết tên tuổi người đã làm tạo ra nó, cung tiến vào chùa là ông Lưu Khụ vợ là Đỗ Xú, hàng Hạ phẩm ở xã Khám Lạng năm 1432.
 Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn phát hiện gốm tráng men cổ Việt Nam và Trung Quốc, đồ sành, đất nung với các loại hình bát, đĩa, chậu, bình vò, lư hương, chân đèn... có niên đại từ thế kỷ XII đến XIX.
 Với giá trị lịch sử văn hóa, giá trị mỹ thuật và tính độc đáo quý hiếm, hương án đá hoa sen chùa Khám Lạng đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia tại Quyết định số 2382/QĐ-TTg ngày 25/12/2015.

 

 

 

 

 

Nguyễn Quyên

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực