Độc đáo kiến trúc "Nhà Vương" trên cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ tư, 09/06/2010 16:17

(ĐCSVN) - Nằm trên “cao nguyên đá” Đồng Văn, cách thị xã Hà Giang 125km, ở độ cao 1.600m so với mực nước biển là khu kiến trúc nghệ thuật độc đáo “Nhà Vương” với 4 dãy ngang và 6 dãy dọc, kết cấu hai tầng với 64 buồng. Nhà Vương thuộc xóm Sà Phìn A, xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, được xây dựng trên vị trí quả đồi có hình mai rùa, nhìn về hướng nam. Trải qua bao nắng mưa, bão gió, có chỗ đã bị thời gian mài mòn, hoang phế, nhưng về cơ bản vẫn giữ được hình xưa dáng cũ..

 

Gọi là "Nhà Vương" bởi nó như một "pháo đài" của "Vua Mèo" Vương Chính Đức, vừa là nơi ở vừa là nơi làm việc của gia tộc họ Vương. Khu nhà này được xây dựng trên mảnh đất có địa thế “đắc địa”. Giữa thung lũng của “cao nguyên đá” Đồng Văn nổi lên một khu đất hình mai rùa, được ví như là “thần Kim Quy". Phía trước ngôi nhà là hai quả núi hình mâm xôi tượng trưng cho cuộc sống đầy đủ, ấm no.

Cửa chính vào Nhà Vương

 

  Mặt bằng tổng thể khu di tích Nhà Vương

”  

Thông thường khi vào làm việc hoặc tiếp kiến “Vua Mèo” Vương Chính Đức, các Tổng giáp, Lý trưởng, Mã phài... đến cổng sẽ có người dắt ngựa và mời vào phòng khách uống nước tại những chiếc bàn, mỗi bàn có tám ghế vuông. Được biết, sở dĩ mỗi bàn có tám chiếc ghế vì theo phong tục của người H'Mông, khi chết phải có tám người khiêng.

 

 Những bức ảnh chụp gia đình họ Vương

 

 Theo phong tục người H'Mông, bàn thờ họ Vương không thờ ảnh

 

Dinh thự họ Vương xây trong 10 năm và tốn khoảng 150.000 đồng bạc trắng. Hầu hết thợ xây dựng là người Hồi vùng Vân Nam (Trung Quốc) và những tốp thợ người Mông giỏi nhất.

 

Toàn bộ khu nhà dài 46m, chiều ngang 22m, cao hơn 10m gồm bốn nhà ngang, sáu nhà dọc, đều được làm hai tầng, có 64 buồng. Tường được trình bằng đất sét. Móng nhà làm bằng đá, bên trong ghép ván, cột kèo bằng gỗ, sàn lát ván gỗ, mái lợp ngói máng, hiên nhà lợp ngói ống trang trí hoa văn chữ “thọ”. 


 

Kiến trúc Nhà Vương mô phỏng một phần kiến trúc đời Thanh (Trung Quốc) kết hợp với các hoa văn của người Mông, là sự phối hợp hài hoà giữa các nguyên liệu được chế tác ngay tại địa phương như: đá xanh, gỗ sa mộc và ngói đất nung lợp theo lối âm – dương.

 

Các bộ phận dù bằng đá hay gỗ đều được chạm khắc cầu kỳ, khéo léo thành hình rồng, phượng… tượng trưng cho sự trường tồn, hưng thịnh của các dòng họ quyền quý.  

 

Toàn bộ những gian nhà trong được chia làm nhiều phòng nhỏ.Trong khuôn viên có kho lương thực, kho thuốc phiện, kho vũ khí và những vật dụng sinh hoạt 

 

Đặc biệt, nơi đây còn có chiếc bể tắm hình bán nguyệt được đục đẽo công phu
từ nguyên một khối đá khổng lồ.


 

Đây là gian nhà cuối với 2 bên góc là 2 lô cốt ở bên ngoài
để bảo vệ cho toàn bộ khu nhà.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực