Sắc màu làng nghề Bắc bộ

Thứ bảy, 28/08/2021 16:04
(ĐCSVN) - Từ bao đời nay làng nghề vùng Bắc bộ đã là một phần của di sản văn hoá dân tộc, được lưu truyền, kế thừa qua nhiều thế hệ nghệ nhân. Những tinh hoa nghề xưa mang nét văn hoá truyền thống, là nhân tố cần thiết giúp cho sự phát triển của làng nghề ở thời kỳ mới.

Thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết, cả nước có trên 5.400 làng nghề, trong đó, miền Bắc chiếm khoảng 1.500 làng nghề, tập trung nhiều nhất ở vùng châu thổ sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình... 

Giá trị nổi bật của các làng nghề truyền thống là tài nguyên văn hoá giàu tính nhân văn, có ý nghĩa nền tảng để phát triển ngành du lịch, thu hút số lượng lớn khách du lịch, làm cho hoạt động du lịch thêm phong phú, đa dạng. Có thể thấy rằng du lịch làng nghề truyền thống đang là mô hình hiệu quả giúp du khách tham quan tìm hiểu các giá trị văn hóa, các phong tục tập quán, lễ hội lâu đời ở các làng nghề cổ truyền.

Vai trò của các làng nghề truyền thống được nhìn nhận, đánh giá từ nhiều góc độ của kinh tế - xã hội với những giá trị to lớn, độc đáo. Ở thời đại của công nghệ cao ngày nay dù có phát triển nhưng cũng không thay thể được sự sáng tạo của các nghệ nhân, nghề truyền thống và các tinh hoa của nhiều nghề truyền thống vẫn còn mãi với thời gian.

 Dệt lụa từ tơ sen, tại xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, là một ngành nghề độc đáo của Hà Nội.
 Kỹ thuật rút tơ sen làm lụa độc đáo ở Phùng Xá.
 Người dân vùng quê này rất tự hào khi nghệ nhân Phan Thị Thuận đã nghiên cứu và dệt được lụa từ tơ sen. Điều mà bất cứ nền công nghiệp nào khó có thể thay thế được sức sáng tạo, sự tài hoa của người thợ thủ công Việt Nam.
 Lụa sen dệt ở làng Phùng Xá.
 Mỗi làng nghề là một môi trường văn hóa, kinh tế - xã hội và kỹ thuật truyền thống lâu đời, bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật, kỹ thuật sản xuất đúc kết ở những nghệ nhân tài hoa.
Làng nghề đúc đồng Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh một trong số các làng nghề cổ truyền tiêu biểu. Sau hàng thế kỷ thăng trầm với nghề, Đại Bái ngày nay được biết đến như một làng nghề truyền thống phát triển mạnh mẽ, đem lại thay đổi tích cực về kinh tế xã hội cho người dân làng nghề. 
 Kỹ thuật chạm khắc tinh tế của người thợ làng Đại Bái.
 
 Làng nghề đã tạo công ăn việc làm cho hàng vạn người.
 Sản phẩm truyền thống không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài - Ảnh: Dệt mành xuất khẩu ở làng dệt Hồi Quan (Từ Sơn - Bắc Ninh).
 Thế hệ trẻ gìn giữ nghề thêu cổ truyền, làng Quất Động (Thường Tín - Hà Nội).
 Sản xuất đồ chơi truyền thống dân gian tại làng Hảo, xã Liêu Xá, tỉnh Hưng Yên.
Những sản phẩm thủ công đậm sắc màu dân gian được làm ra từ đôi bàn tay những nghệ nhân tài hoa.
 Không gian văn hóa của Hà Nội với đa sắc màu từ sản phẩm của các làng nghề, phố nghề.
Thế Dương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực