Tây Nguyên mùa trỉa hạt

Thứ bảy, 27/03/2021 18:44
(ĐCSVN) - Sinh sống lâu đời trên vùng đất Tây Nguyên, đồng bào các dân tộc Ê Đê, Raglai, Cơ Tu, Xơ Đăng, Ba Na lưu giữ một kho tàng văn hóa đa dạng, phong phú trong đó “Lễ trỉa hạt” là một nghi lễ dân gian phản ánh đậm nét tập quán sản xuất nông nghiệp và đời sống tinh thần của đồng bào Tây Nguyên.

Trong một số hoạt động giới thiệu về văn hóa truyền thống ở Tây Nguyên với sự tham gia của đồng bào các dân tộc, diễn ra tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô (Sơn Tây – Hà Nội) công chúng Thủ đô có dịp tìm hiểu về hoạt động dân gian truyền thống độc đáo này.

 Nghi thức nông nghiệp được đồng bào dân tộc Ê Đê (tỉnh Đăk Lăk), RagLai (tỉnh Ninh Thuận), Cơ Tu, Tà Ôi (tỉnh Thừa Thiên Huế), Xơ Đăng (tỉnh Kon Tum), Ba Na tỉnh (Gia Lai) tiến hành vào tháng 3 hàng năm, vào cuối mùa xuân.
 “Lễ trỉa hạt” có ý nghĩa  quan trọng đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, nhằm xin các vị thần cho hạt giống khỏe mạnh, cây cối lên nhanh, mưa gió thuận hòa, lúa về trĩu hạt, cuộc sống ấm no.
 Để tiến hành Lễ, các buôn làng chọn ra người đại diện làm Lễ. Chủ Lễ phải là người có uy tín với làng bản, với cộng đồng, có vai trò dẫn dắt điều hành buổi Lễ.
 Chủ lễ trực tiếp sửa soạn mâm lễ, sau đó khui ché rượu mời thần linh (Yang) và bắt đầu khấn.
 Hạt giống ngô, lúa được tuyển chọn kỹ lưỡng từ mùa vụ trước và được phơi khô để giữ trong ống tre, treo trên gác bếp tránh mối mọt được đồng bào mang ra gieo trồng.
 Chủ Lễ đọc lời khấn xin thần linh cho hạt giống khỏe mạnh, cây cối lên nhanh, mưa gió thuận hòa, lúa về trĩu hạt, bắp thì đầy kho.
 Lễ trỉa hạt bao trùm nhiều loại hình văn hóa dân gian đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số như hệ thống các lễ thức, nghệ thuật diễn xướng dân gian, trang phục, nhạc cụ dân tộc, văn hóa rượu cần, cây nêu, hoa văn, họa tiết…
 Một nghi thức của đồng bào dân tộc Ba Na tham dự Lễ trỉa hạt.
 Những hạt giống đầu tiên được gieo xuống chân cây nêu nơi đặt ban thờ lễ.
 Buôn làng cử một người phụ nữ thực hiện nghi thức té nước, với mong muốn nguồn nước phục vụ canh tác nông nghiệp luôn dồi dào không bị khô hạn.
 Ngày tra hạt cũng là ngày hội của cả cộng đồng, thu hút rất đông người dân các bản làng sôi nổi tham dự.
 Đây cũng là dịp để đồng bào các dân tộc gặp gỡ, trao đổi những kinh nghiệm, cách thức canh tác nông nghiệp, để cùng nhau đạt hiệu quả tốt trong mùa vụ, qua đó góp phần nâng cao đời sống trong cộng đồng các dân tộc.
 Điều nổi bật của Lễ trỉa hạt chính là ý nghĩa kết nối cộng đồng thông qua hình thức sinh hoạt lễ hội. Đồng thời đây cũng là hoạt động dân gian góp phần cho bức tranh văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên thêm đa dạng và lung linh sắc màu.








 

Nguyễn Quyên

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực