Tết sớm ở làng bánh chưng Tân Hà

Thứ sáu, 10/01/2020 20:36
(ĐCSVN) - Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 đã cận kề, làng Tân Hà (Hà Nội) đang bước vào thời điểm làm bánh chưng bận rộn nhất trong năm. Những chiếc bánh chưng Tết dùng để dâng cúng tổ tiên, bày tỏ sự biết ơn các bậc tiền nhân là một nét đẹp cổ truyền, quý báu được các thế hệ người dân ở Tân Hà gìn giữ.

leftcenterrightdel
 Bước qua cổng làng Tân Hà, xã Duyên Hà (Thanh Trì, Hà Nội), chúng tôi đã cảm nhận được không khí lao động tất bật những ngày cuối năm. Hầu hết các hộ gia đình ở đây đều tham gia vào công việc làm bánh chưng Tết, người rửa lá dong, người lau, xếp lá, người làm nhân bánh.
leftcenterrightdel
 Lá dong làm bánh ở Tân Hà chủ yếu được mua từ các vùng trồng lá có tiếng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hưng Yên, Bắc Giang…

leftcenterrightdel
 Theo những người làm bánh lâu năm, bánh chưng ở Tân Hà được làm quanh năm, cứ vào dịp mồng 1 hay ngày rằm cả làng đều tất bật với công việc gói bánh, luộc bánh, nhà nhà thơm mùi gạo nếp và lá dong. Vào những ngày thường các nhà ở đây chỉ làm theo đơn đặt hàng.
leftcenterrightdel
 Nguyên liệu chính làm bánh ở Tân Hà là gạo nếp cái hoa vàng, loại gạo có hạt dài, rộng và trắng, được mua ở các vùng Hải Hậu (Nam Định), Thái Bình, Hải Dương... Với đậu xanh làm bánh là phải loại đậu giòn, vàng, đã được tách kỹ vỏ và sạn. Thịt lợn làm bánh bắt buộc phải là loại thịt phải tươi ngon để có chất lượng bánh chưng đảm bảo.
leftcenterrightdel
 Đậu xanh, gạo nếp và thịt lợn sau khi được sơ chế với những công thức riêng là có thể làm bánh.
leftcenterrightdel
 Là gia đình đã có ba thế hệ gắn bó với nghề làm bánh chưng ở thôn Tân Hà, chị Thảo chia sẻ: “Với gia đình mình để làm ra những chiếc bánh chưng ngon thì bí quyết ở khâu gia giảm, người làm bánh giàu kinh nghiệm có thể dùng tay áng chừng được việc nêm nếm gia vị để bánh đủ độ không bị quá nhạt hoặc mặn. Khâu này có ý nghĩa quyết định đến chất lượng mỗi mẻ bánh.
leftcenterrightdel
 Vào dịp cuối năm mỗi hộ sản xuất ở Tân Hà có thể làm ra tới 2000 bánh/ngày. Có những nhà gói bánh quy mô lớn thì chỉ trong ngày 27, 28, 29 Tết có thể xuất đến 5.000 chiếc/ngày.
leftcenterrightdel
Ở Tân Hà một người thợ giỏi có thể gói được trên 100 chiếc bánh mỗi ngày mà không cần khuôn bánh.

leftcenterrightdel
Gói bánh chưng dù không khó, nhưng để bánh chắc tay, vuông vắn hoặc luộc không bị vỡ hay nhão thì đó là cả một nghệ thuật.
leftcenterrightdel
 Giá mỗi chiếc chưng ở Tân Hà từ 30.000 - 60.000 đồng, tùy theo cỡ bánh. Có sản phẩm bánh chưng ở làng giá chỉ 10.000 đồng, chủ yếu loại bánh này làm để bán cho khách đặt mua làm thức quà buổi sớm.
leftcenterrightdel

Hiện nay hầu hết các hộ làm bánh chưng ở đây đã chuyển từ việc dùng củi luộc bánh sang sử dụng hệ thống lò điện luộc bánh. Việc đó không chỉ giúp giảm thiểu công sức, đảm bảo sức khỏe cho người làm, mà còn giúp bảo vệ môi trường làng nghề.


leftcenterrightdel

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, làng nghề chuyên sản xuất bánh chưng của Hà Nội không chỉ cung cấp những chiếc bánh chưng Tết, để dâng cúng lên tổ tiên, mà còn nêu cao việc gìn giữ những đặc trưng văn hóa của người Việt trong việc đón Tết theo phong vị cổ truyền của dân tộc.

 

Thế Dương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực