Tre nứa trong đời sống âm nhạc Việt

Thứ bảy, 15/05/2021 09:35
(ĐCSVN) - Nhạc cụ tre, nứa Việt Nam gắn bó cùng đời sống, lao động sản xuất, phong tục tập quán, lễ hội ở các vùng miền đất nước. Hệ nhạc cụ này góp phần làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm của mỗi dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Trong cuộc sống lao động sản xuất, sinh tồn, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, các dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam nương tựa vào tự nhiên, mong muốn sống hài hòa với thiên nhiên, môi trường. Từ sự tương sinh đó, cây tre, cây nứa, lồ ô… đã được đồng bào các dân tộc sáng tạo ra các nhạc cụ dân gian độc đáo và những bản hòa âm của núi rừng, thể hiện sự gần gũi với thiên nhiên, môi trường, sự phong phú, đa dạng của nền âm nhạc truyền thống.

Nhạc cụ tre, nứa truyền thống trong đời sống của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam rất đa dạng như: Goong Kham của dân tộc Ê Đê; Roong rơla của dân tộc MNông; Poong pang của dân tộc Mường... nhạc cụ tre nứa thổi hơi có: Sáo trúc (còn gọi là sáo ngang), Tiêu (sáo dọc) của người Kinh; T’rưng (dân tộc Ba Na, Gia Rai, Xơ Đăng); Sáo H’mông (sáo Mèo), Kềnh (khèn Mèo) của người H’mông; Đinh Năm của người Tây Nguyên; Khèn Bè của người Thái, Chiêng, Gié…Nhạc cụ hơi vỗ có Tăng-bu của người Thái, người Kh’mú ở Tây Bắc; Tăng bản của người Xá Tây Bắc; Chàm ống (đâm ống) của người Mường; ống Cắc Cùng (ống Bương hay ống Cắc) của người Cao Lan… Nhạc cụ hơi lùa tiêu biểu có K’lông Put của người Tây nguyên.

Đi cùng đời sống tinh thần dân tộc, nhạc cụ tre nứa là một hệ nhạc cụ hoàn chỉnh, phong phú về số lượng, đặc sắc về âm thanh, đa dạng về cấu trúc, tạo nên sự độc đáo cho nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam. 
  Nghệ nhân A Ma Loan, tỉnh Đắk Lắc chế tạo nhạc cụ tre nứa của dân tộc Ê Đê.
Đing năm loại nhạc cụ sử dụng phổ biến trong đời sống của đồng bào Tây Nguyên. 
 Một số nhạc cụ tre nứa của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.
 Phần lớn nhạc cụ dân gian có cấu trúc đơn giản, chủ yếu được chế tạo bằng những vật liệu có sẵn trong thiên nhiên, dưới hai dạng chính là bằng đồng và tre nứa.
 Biểu diễn nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên.
 Âm nhạc dân gian dân tộc Ê Đê phong phú, đa dạng, giàu bản sắc, gắn bó mật thiết với lễ nghi, phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, với môi trường thiên nhiên…
 Khèn là nhạc cụ độc đáo làm từ tre nứa, góp phần tạo nên chỉnh thể cho vẻ đẹp văn hoá của người H’Mông.
Nghệ nhân Lương Văn Nghiệp, dân tộc Thái (tỉnh Nghệ An) chế tác nhạc cụ Xò Lò. 
 Hoà tấu nhạc cụ dân tộc Gia Rai, tỉnh Quảng Nam.
 Nghệ nhân người Cơ Tu, tỉnh Quảng Nam giới thiệu nhạc cụ truyền thống, trong Lễ mừng nhà rông mới.
 Nhạc cụ tre nứa ở Việt Nam ngoài chức năng là một nhạc cụ để diễn tấu độc lập nó còn được sử dụng kết hợp với các loại hình nghệ thuật dân gian khác như kết hợp với múa, kết hợp với hát; hay để phục vụ việc trồng trọt xua đuổi thú dữ…
Nhạc cụ tre nứa kể “những câu chuyện bằng âm nhạc” về văn hóa tộc người, ngợi ca hình ảnh vùng đất, con người Tây Nguyên, tại “Ngôi nhà chung của 54 dân tộc anh em”, Đồng Mô (Sơn Tây - Hà Nội). 
N Dương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực